Giáo án công nghệ 8 chân trời sáng tạo NĂM 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Giáo án công nghệ 8 chân trời sáng tạo NĂM 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được yopovn sưu tầm và chia sẻ.  Thầy cô download file Giáo án công nghệ 8 chân trời sáng tạo bản word cả năm dưới đây.

Giáo án công nghệ 8 chân trời sáng tạo NĂM 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp theo phương pháp góc chiếu thứ nhất.
  • Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng (năng lực công nghệ):

  • Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số vật thể đơn giản có dạng khối đa diện, khối tròn xoay theo phương pháp góc chiếu thứ nhất.
  • Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kỉ luật cao.
  • Tích cực giao tiếp và hợp tác khi làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu để cung cấp thêm những hình ảnh minh họa cho bài học.
  • GV có thể tạo các mô hình đa diện, khối tròn xoay… bằng vật liệu có giá cả hợp lí, dễ chế tác giúp cho HS dễ hiểu hơn.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp tạo tâm thế hứng thú của HS đối với bài học.
  3. b) Nội dung: HS lắng nghe GV đặt vấn đề, suy nghĩ về câu hỏi mở đầu
  4. c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt câu hỏi:

Nếu nhìn các đồ vật đơn giản ở Hình 2.1 theo các hướng khác nhau, ta sẽ thấy chúng có hình dạng như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

HS đưa ra những nhận định ban đầu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

– GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Mô tả vật thể bằng các hình vẽ là một cách làm rất hiệu quả, thể hiện một cách đầy đủ hình dáng, cấu tạo và kích thước của vật thể. Sau khi học xong bài này, các em có thể biểu diễn một vật thể bằng các hình vẽ. Chúng ta cùng vào – Bài 2: Hình chiếu vuông góc

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình chiếu vật thể
  3. a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm hình chiếu vật thể và các phép chiếu
  4. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 1 SGK trang 10 – 11, quan sát các Hình 2.2, 2.3 SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, câu hỏi Khám phá 1, 2 SGK trang 10 – 11.
  5. c) Sản phẩm: HS ghi vào vở khái niệm hình chiếu của vật thể, câu trả lời Khám phá 1, 2 SGK trang 10 – 11.
  6. d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

* Khái niệm hình chiếu vật thể

– GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1.1 SGK trang 10, quan sát Hình 2.2 và trả lời các câu hỏi:

+ Hình chiếu của vật thể là gì?

+ Hình 2.1 có mấy phép chiếu? (3) Đó là những phép chiếu nào? (Phép chiếu xuyên tâm, vuông góc, song song)

+ Các điểm A’, B’, C’; trên mặt phẳng lần lượt là gì?

+ Các đường thẳng OAA’, OBB’và OCC’là gì?

+ Mặt phẳng chứa hình chiếu là gì?

– GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi Khám phá 1 SGK trang 10:

1. Giữa hình chiếu và vật thể chiếu ở Hình 2.2 có mối quan hệ với nhau như thế nào?

* Các phép chiếu

– GV yêu cầu HS tìm hiểu mục 1.2 SGK kết hợp với quan sát hình 2.3 và trả lời câu hỏi:

Có mấy loại phép chiếu? Kể tên các phép chiếu?

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Khám phá 2 SGK trang 11:

2. Nhận xét đặc điểm của các tia chiếu trong mỗi trường hợp ở Hình 2.3

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV, câu hỏi Khám phá 1, 2 SGK trang 10 – 11.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

– HS xung phong trả lời câu hỏi của GV, trình bày câu trả lời Khám phá 1, 2 SGK trang 10 – 11.

– HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

– GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về hình chiếu của vật thể, các phép chiếu.

1. Hình chiếu vật thể

1.1. Khái niệm

– Hình chiếu của vật thể là hình nhận được trên mặt phẳng sau khi ta chiếu vật thể lên mặt phẳng đó.

– Các điểm A’, B’, C’ trên mặt phẳng lần lượt là hình chiếu các điểm A, B và C của vật thể.

– Các đường thẳng OAA’, OBB’ và OCC’ là các tia chiếu

– Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng hình chiếu.

Trả lời câu hỏi Khám phá 1 SGK trang 10:

Hình chiếu được biểu diễn trên mặt phẳng thông qua các phép chiếu lên vật thể.

1.2. Các phép chiếu

Có 3 phép chiếu:

+ Phép chiếu vuông góc

+ Phép chiếu song song

+ Phép chiếu xuyên tâm

Trả lời câu hỏi Khám phá 2 SGK trang 11:

– Phép chiếu vuông góc: dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc

– Phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm: dùng để vẽ hình biểu diễn ba chiều, bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật.

  1. Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp chiếu góc thứ nhất
  2. a) Mục tiêu: Mô tả được một cách đơn giản các yếu tố của phương pháp chiếu góc thứ nhất: mặt phẳng hình chiếu, các hình chiếu, vị trí hình chiếu.
  3. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 2 SGK trang 11 – 12, quan sát Hình 2.4 – 2.5 SGK, suy nghĩ trả lời các câu hỏi Khám phá 3 – 7.
  4. c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về các mặt phẳng hình chiếu, các hình chiếu, vị trí hình chiếu, câu trả lời các câu hỏi Khám phá 3 – 7.
  5. d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

* Các mặt phẳng hình chiếu

– GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 2.1 SGK trang 11, quan sát Hình 2.4 SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nhận xét về mối quan hệ giữa ba mặt phẳng hình chiếu?

+ Làm thế nào để diễn tả chính xác hình dạng của vật thể?

+ MPHC đứng, MPHC bằng và MPHC cạnh có vị trí như thế nào so với vật thể?

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời Khám phá 3, 4, 5 SGK trang 11:

3. Quan sát Hình 2.4 và liệt kê các cặp mặt phẳng vuông góc với nhau?

4. Nhận xét vị trí của vật thể so với mỗi MPHC và người quan sát trong Hình 2.4

5. Hình biểu diễn trên các MPHC (Hình 2.4) thể hiện phần nào của vật thể?

* Các hình chiếu

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.4 và nhận xét hướng chiếu của các hình chiếu nhận được trên các MPHC tương ứng.

* Bố trí các hình chiếu

GV hướng dẫn HS cách để 3 hình chiếu vuông góc cùng nằm trong mặt phẳng bản vẽ: Mặt phẳng hình chiếu bằng được mở xuống dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở sang phải cho trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng, kết quả thu được như hình 2.5

– GV lưu ý HS: Trên mặt phẳng giấy vẽ chỉ biểu diễn các hình chiếu như Hình 2.5 với lưu ý bố trí khoảng cách các hình chiếu không xa quá hoặc không gần nhau quá.

– GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi Khám Phá 6, 7 SGK trang 12:

6. Hãy nhận xét vị trí các MPHC bằng và MPHC cạnh so với MPHC đứng ở Hình 2.5b

7. Các hình chiếu (Hình 2.6) có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra, Khám phá 3 – 7 SGK trang 11 – 12.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

– HS xung phong trình bày câu trả lời cho câu hỏi của GV, câu hỏi Khám phá 3 – 7 SGK trang 11 – 12.

– Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

– GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về phương pháp chiếu góc thứ nhất

2. Phương pháp chiếu góc thứ nhất

2.1. Các mặt phẳng hình chiếu

– Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt vào một góc tạo thành bởi ba mặt phẳng hình chiếu (MPHC) vuông góc với nhau từng đôi một.

– Để diễn tả chính xác hình dạng của vật thể, lần lượt chiếu vuông góc vật thể lên ba MPHC.

– MPHC đứng ở sau, MPHC bằng ở dưới và MPHC cạnh ở bên phải vật thể.

Trả lời câu hỏi Khám phá:

Lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo hướng từ trước ra sau, từ trên xuống dưới và từ trái sang phải lên các mặt phẳng hình chiếu, nhận được các hình chiếu:

+ Hình chiếu A: Hình chiếu đứng

+ Hình chiếu B: Hình chiếu bằng

+ Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái

Trả lời câu hỏi Khám phá 3, 4, 5 SGK trang 11:

3.

Các cặp mặt phẳng vuông góc với nhau là:

+ MPHC đứng và MPHC cạnh

+ MPHC bằng và MPHC cạnh

+ MPHC đứng và MPHC bằng

4.

+ MPHC đứng: Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện

+ MPHC bằng: Mặt phẳng nằm ngang

+ MPHC cạnh: Mặt phẳng bên phải

5.

+ Hình chiếu đứng thể hiện mặt trước của vật thể

+ Hình chiếu bằng thể hiện mặt đáy của vật thể

+ Hình chiếu cạnh thể hiện phần cạnh của vật thể

2.2. Các hình chiếu

– Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới

– Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống

– Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang

2.3. Vị trí hình chiếu

– Trên bản vẽ kĩ thuật, để các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng bản vẽ thì MPHC bằng được mở xuống dưới 90o và MPHC cạnh được mở sang phải 90o cho trùng với MPHC đứng.

Trả lời câu hỏi Khám phá 6, 7 SGK trang 12:

6.

+ MPHC bằng nằm phía dưới MPHC đứng

+ MPHC cạnh nằm bên phải MPHC đứng

7.

+ Hình chiếu bằng (B) đặt dưới hình chiếu đứng (A).

+ Hình chiếu cạnh (C) đặt bên phải hình chiếu đứng (Hình 2.6).

 

  1. Hoạt động 3: Tìm hiểu về hình chiếu khối đa diện
  2. a) Mục tiêu: Nhận biết được một số khối đa diện (hình hộp chữ nhật, khối lăng trụ tam giác đều, khối chóp tứ giác đều) và hình chiếu vuông góc của khối hộp chữ nhật.
  3. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 3 SGK trang 12 – 13, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, câu hỏi Khám phá 8, 9.
  4. c) Sản phẩm: HS nhận biết được 3 loại khối đa diện thường gặp, hình chiếu vuông góc của hình hộp chữ nhật, trả lời các câu hỏi Khám phá 8, 9.
  5. d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

* Khối đa diện

– GV có thể tạo mô hình các khối đa diện giúp HS quan sát và hiểu bài dễ dàng hơn.

– GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 3.1 SGK trang 12 kết hợp quan sát Hình 2.7 và trả lời các câu hỏi:

+ Khối đa diện là gì?

+ Kể tên một số khối đa diện thường gặp

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Khám phá 8 SGK trang 12:

8. Hãy cho biết khối đa diện trong mỗi trường hợp ở Hình 2.7 được bao bởi các hình gì?

* Hình chiếu của khối đa diện

– GV đặt câu hỏi: Quan sát Hình 2.8, khi chọn ba hướng chiếu như hình, hình chiếu của khối đa diện có hình dạng như thế nào?

– GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi đọc và trả lời các câu hỏi Khám phá 9 SGK trang 13:

9. Các hình chiếu của khối đa diện (Hình 2.8) có hình dạng và kích thước như thế nào?

– GV cung cấp thêm thông tin cho HS: Hình hộp chữ nhật (Hình 2.8) là hình ba chiều, biểu thị các kích thước chiều dài, chiều cao và chiều rộng của nó. Độ dài đoạn chiều rộng b (nghiêng 45o) được vẽ 0,5b nhưng vẫn ghi kích thước là b

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc thông tin SGK, quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

– HS xung phong trình bày kết quả thực hiện các câu hỏi Khám phá 8, 9 SGK trang 12 – 13.

– HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

GV tổng quát lưu ý lại kiến thức về hình chiếu khối đa diện.

3. Hình chiếu khối đa diện

3.1. Khối đa diện

– Khối đa diện là khối được bao bởi các hình đa giác phẳng.

– Các khối đa diện thường gặp là:

+ Hình 2.7 a: Khối hộp chữ nhật

+ Hình 2.7 b: Khối lăng trụ tam giác đều

+ Hình 2.7 c: Khối chóp tứ giác đều

Trả lời câu hỏi Khám phá 8:

+ Khối hộp chữ nhật có hai mặt đáy và bốn mặt bên là hình chữ nhật.

+ Khối lăng trụ đều có hai mặt đáy là hai tam giác đều bằng nhau, các mặt bên là hình chữ nhật.

+ Khối chóp tứ giác đều có mặt đáy là hình vuông, các mặt bên là những tam giác cân có chung đỉnh.

3.2. Hình chiếu của khối đa diện

– Khi chọn ba hướng chiếu như Hình 2.8, hình chiếu của khối đa diện có hình dạng là hình dạng các mặt bao của khối đa diện đó.

Trả lời câu hỏi Khám phá 9 SGK trang 13:

Các hình chiếu của hình hộp chữ nhật có hình dạng và kích thước là:

Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Hình chữ nhật Chiều cao h, chiều dài a
Bằng Hình chữ nhật Chiều rộng b
Cạnh Hình chữ nhật
  1. Hoạt động 4: Tìm hiểu về hình chiếu khối tròn xoay
  2. a) Mục tiêu: Nhận biết được hình trụ, hình nón và hình cầu và hình chiếu của khối tròn xoay
  3. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 4 trang 13 SGK, quan sát các Hình 2. 9 và 2.10, trả lời câu hỏi Khám phá 10 – 12.
  4. c) Sản phẩm: Ghi chép của HS về khối tròn xoay và hình chiếu của khối tròn xoay, câu trả lời cho câu hỏi Khám phá 10 – 12 SGK trang 13.
  5. d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

* Khối tròn xoay

– GV có thể tạo mô hình các khối tròn xoay làm dụng cụ trực quan giúp HS hiểu dễ dàng hơn.

– GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 4 SGK trang 13 kết hợp quan sát Hình 2.9 và trả lời các câu hỏi:

+ Khối tròn xoay là gì?

+ Kể tên một số khối tròn xoay thường gặp

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khám phá 10, 11 SGK trang 13:

10. Hãy nhận xét hình dạng của hình phẳng (đường gạch chéo) ở mỗi trường hợp trong Hình 2.9.

11. Hãy kể tên một số vật dụng có dạng khối tròn xoay trong đời sống.

* Hình chiếu của khối tròn xoay

– GV cho HS thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Hình chiếu mặt đáy của các khối tròn xoay có dạng hình gì?

+ Các hướng chiếu còn lại của hình trụ, hình chữ nhật, hình nón, hình cầu có dạng hình gì?

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khám phá 12 SGK trang 13:

12. Quan sát Hình 2.10 và nhận xét hình dạng các hình chiếu của khối tròn xoay.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc thông tin mục 4 SGK trang 13, quan sát hình ảnh 2.9, 2. 10 và trả lời câu hỏi Khám phá 10 – 12.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

– HS xung phong trình bày kết quả.

– Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

GV nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

4. Hình chiếu khối tròn xoay

4.1. Khối tròn xoay

– Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một trục cố định (trục quay) của hình.

– Một số khối tròn xoay thường gặp:

+ Khối trụ

+ Khối nón

+ Khối cầu

Trả lời câu hỏi Khám phá 10, 11 SGK trang 13:

10.

+ Khi quay hình chữ nhật quanh một trục cố định ta được khối trụ

+ Khi quay hình tam giác vuông quanh một trục cố định ta được khối tròn

+ Khi quay nửa hình tròn quanh một trục cố định ta được khối cầu.

11.

Một số vật dụng có dạng khối tròn xoay trong đời sống: Quả bóng, Trái Đất, Nón lá, Lon bia, Quả tenis,…

4.2. Hình chiếu của khối tròn xoay

– Hình chiếu mặt đáy của các khối tròn xoay là hình tròn.

– Các hướng chiếu còn lại của hình trụ là hình chữ nhật và của hình nón là hình tam giác cân.

– Hình chiếu theo các hướng chiếu của hình cầu là hình tròn giống nhau.

Trả lời câu hỏi Khám phá 12 SGK trang 13:

Hình dạng của các hình chiếu trong Hình 2.10:

+ Hình chiếu đứng dạng hình chữ nhật.

+ Hình chiếu cạnh dạng hình chữ nhật.

+ Hình chiếu bằng dạng hình tròn.

 

  1. Hoạt động 5: Tìm hiểu quy trình vẽ hình chiếu khối hình học vật thể đơn giản
  2. a) Mục tiêu: HS vẽ được hình chiếu khối hình học, vật thể đơn giản
  3. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 5 trang 14 – 16 SGK, quan sát các Hình 2.11, 2.12; thực hành vẽ hình chiếu khối hình học, vật thể đơn giản
  4. c) Sản phẩm: HS ghi các bước và vẽ vào vở hình chiếu khối hình học, vật thể đơn giản.

—————-Còn tiếp ——————-

Download file giáo án công nghệ 8 chân trời sáng tạo

Thầy cô download file tại đây.

Hy vọng với chia sẻ giáo án công nghệ 8 chân trời sáng tạo trên, thầy cô đã có thêm nhiều tài liệu hữu ích trong giảng dạy hơn. Đừng quên yopovn liên tục cập nhật chia sẻ mới mỗi ngày. Hãy truy cập thường xuyên để theo dõi và tải nhiều tài liệu mới nhé!
Đánh giá chủ đề này

Thư viện tài liệu5 Tháng tám, 2023 @ 11:15 sáng

  • Giáo án công nghệ 8 chân trời sáng tạo NĂM 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI