Giáo án lịch sử lớp 8 chân trời sáng tạo HỌC KÌ 2 NĂM 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI, Giáo án môn Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo học kỳ 2 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 44 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Giáo án lịch sử lớp 8 chân trời sáng tạo HỌC KÌ 2 NĂM 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài 13
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
(… tiết)
- MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
- Về kiến thức:
Nêu được một số nét chính (nguyên nhân, diễn biến, tác động và ý nghĩa lịch sử) của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- 2. Về năng lực:
* Năng lực chung
– Bài học góp phần phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung qua SGK và tư liệu.
– Bài học phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua việc trả lời những câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm.
– Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động theo cặp, nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập, xây dựng được các sản phẩm học tập đa dạng, có tính sáng tạo, rèn luyện được kĩ năng báo cáo, trình bày và nhận xét.
* Năng lực chuyên biệt
– Năng lực tìm hiểu lịch sử: khai thác và sử dụng thông tin trong bài học theo hướng dẫn của giáo viên.
– Nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích vì sao nước Nga Năm 1917 lại diễn ra hai cuộc cách mạng.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: tìm kiếm được tư liệu để làm bài tập vận dụng về Cách mạng tháng Mười theo phong cách cá nhân.
- 3. Về phẩm chất:
– Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– SGK, SGV.
– Một số video, tranh ảnh, tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
– Máy chiếu, máy tính
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, GV dẫn dắt vào bài mới. c) Sản phẩm: Sự kiện CM tháng Mười Nga. d) Tổ chức thực hiện: – HS quan sát hình ảnh trong SGK – tr.57 và đọc thông tin ? Bức ảnh và thông tin này gợi cho em về sự kiện lịch sử nào? – GV hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi. – HS suy nghĩ trả lời. – GV nhận xét câu trả lời của HS và chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. – Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. |
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Mục tiêu: Nêu được một số nét chính (nguyên nhân, diễn biến, tác động và ý nghĩa lịch sử) của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
2. Nội dung: HS tìm hiểu nội dung bài học theo sự hướng dẫn của GV. 3. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. 4. Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– HS đọc thông tin trong SGK 54, GV hướng dẫn hoạt động nhóm: + Vòng 1: GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung cá nhân theo phân công. Đội 1: tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới CM tháng Mười. Đội 2: tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới CM tháng Mười. Đội 3: tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của CM tháng Mười. Thời gian: 5 phút + Vòng 2: Tạo thành nhóm 6 mới có đủ 3 nội dung được thảo luận trên. HS chia sẻ nội dung đã tự tìm hiểu (10 phút) + hoàn thành ý chính vào vở. Nhóm cùng thảo luận trả lời các câu hỏi mở rộng: (Thời gian: 5 phút) ? Tại sao ở nước Nga năm 1917 lại nổ ra hai cuộc cách mạng? ? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá như thế nào về vai trò của CM tháng Mười? GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần) HS: Đọc SGK và thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm. HS: Báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn) B4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. – Bổ sung, chốt kiến thức. |
1. Nguyên nhân và diễn biến chính
a. Nguyên nhân: – Sau cách mạng tháng Hai có hai chính quyền được thành lập và tồn tại song song: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính – Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích quyết định khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. b. Diễn biến: SGK. 2. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga – Mở ra một kỉ nguyên mới đối với nước Nga, chế độ XHCN được thiết lập. – Cổ cũ phong trào công nhân các nước, mở ra thời kì mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh. |
HĐ 3: LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
- b) Nội dung: HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập của giáo viên.
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (2 bàn/nhóm), phát mảnh ghép cho học sinh.
Trong thời gian 3 phút, HS ghép và sắp xếp các mảnh ghép về những sự kiện tiêu biểu của CM tháng Mười Nga. Đội nào hoàn thành nhanh và đúng sẽ là đội chiến thắng.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS xác định yêu cầu của đề bài và hợp tác nhóm để hoàn thành bài tập.
– GV hướng dẫn cho HS thực hiện nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
– HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn.
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt ý.
HĐ 4: VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào trong thực tiễn cuộc sống
- b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
- c) Sản phẩm: Những khả năng vận dụng của học sinh
- d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
– HS làm bài tập vận dụng 2 (trang 59)
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
– GV hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài tập vận dụng
– HS đưa ra câu trả lời
– Những HS còn lại lắng nghe, theo dõi, quan sát và nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét ý thức làm bài của HS, liên hệ với Việt Nam.
– Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
******************************
Bài 16
NHẬT BẢN
(1 tiết)
- MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
- Về kiến thức:
– Nêu được những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị.
– Trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị.
– Trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
- Về năng lực:
* Năng lực chung
– Bài học góp phần phát triển năng lực tự chủ, tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung qua SGK và tư liệu.
– Bài học phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác và giải quyết vấn đề qua việc trả lời những câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm.
* Năng lực chuyên biệt
– Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung qua SGK và tư liệu.
– Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc nêu được những nội dung, ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị; trình bày được những biểu hiện của sự hình thành đế quốc Nhật Bản cuối TK XIX – đầu TK XX.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc sử dụng kiến thức lịch sử để liên hệ với tình hình của Việt Nam trong giai đoạn này (Thực hiện các cải cách duy tân nhưng không thành công); liên hệ với phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (noi theo tấm gương Nhật Bản).
Download file giáo án lịch sử lớp 8 chân trời sáng tạo
Thầy cô download file theo links.
Hy vọng với chia sẻ giáo án lịch sử lớp 8 chân trời sáng tạo trên, thầy cô đã có thêm nhiều tài liệu hữu ích trong giảng dạy hơn. Đừng quên yopovn liên tục cập nhật chia sẻ mới mỗi ngày. Hãy truy cập thường xuyên để theo dõi và tải nhiều tài liệu mới nhé!
Thư viện tài liệu12 Tháng tám, 2023 @ 12:41 sáng
- Giáo án sử lớp 8 bộ cánh diều HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- Giáo án lịch sử lớp 8 chân trời sáng tạo HỌC KÌ 2 NĂM 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- Giáo án lịch sử lớp 8 chân trời sáng tạo HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- Phụ lục 3 ĐỊA Lí 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM 2023 – 2024
- WORD + POWERPOINT Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức