BỘ Đề thi hsg văn 7 cấp huyện mới nhất NĂM 2023 – 2024

BỘ Đề thi hsg văn 7 cấp huyện mới nhất NĂM 2023 – 2024 được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file de thi hsg văn 7 cấp huyện mới nhất tại links cuối bài.

BỘ Đề thi hsg văn 7 cấp huyện mới nhất NĂM 2023 – 2024

BỘ ĐỀ HSG L7

Đề 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bầu trời trên giàn mướp

                                                        (Hữu Thỉnh)

Thu ơi thu ta biết nói thế nào

                     sương mỏng thế ai mà bình tĩnh được

hứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mướp

          lúc hoa vàng thu mới chập chờn thu

 

          ngỡ như không phải vất vả chi nhiều

sau tiếng sấm thế là trời mới mẻ

          quả đã buông thủng thẳng xuống bờ ao

ta cứ tưởng đất sinh sôi thật dễ

 

 trời thu xanh và hoa mướp thu vàng

          thưa mẹ

những năm bom nơi con không thể có

 

bến phà con đã qua, rừng già con đã ở

gặp vạt lúa nương con cũng viết thư về

          nên không dám

dù một giây sao nhãng

bầu trời này từng dẫn dắt con đi.

(Theo www.nhavantphcm.com.vn, 20/9/2014)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Tự do Tám chữ                C. Lục bát          D. Năm chữ

Câu 2. Từ “ thủng thẳng” là loại từ nào?

  1. Từ đơn Từ ghép               C. Từ láy            D. Từ ghép tổng hợp

Câu 3. Bài thơ có bố cục mấy phần?

  1. Ba phần Hai phần                     c. Bốn phần       D. Một phần

Câu 4. Tín hiệu đầu tiên của mùa thu được tác giả cảm nhận là hình ảnh nào?

  1. Hương ổi Làn sương mỏng             C. Hoa cúc       D. Trời xanh

Câu 5. Bài thơ là lời của ai nói với ai?

  1. Con nói với mẹ Cháu nói với bà
  2. Anh nói với em                                                Cha nói với con

Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là?

  1. Tự sự Biểu cảm          C. Nghị luận            D. Miêu tả.

Câu 7. Khung cảnh thiên nhiên của mùa nào được gợi tả qua tác phẩm?

  1. Mùa hạ Mùa thu                 C. Mùa đông     D. Mùa xuân

Câu 8. Nội dung chính của khổ thơ thứ nhất là gì?

A.Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu qua hình ảnh bầu trời xanh và giàn mướp hoa vàng.

  1. Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu.
  2. Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu qua hình ảnh giàn mướp hoa vàng.
  3. Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu qua hình ảnh bầu trời xanh

Câu 9. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ sau?

Câu 10. Viết đoạn văn ( 5 – 7 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh thơ: trời thu xanh và hoa mướp thu vàng ?

  1. Phần viết:

  Phân tích đặc điểm nhân Dế Mèn trong đoạn trích “ Tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa” ( Trích “ Dế Mèn phiêu lưu kí” ) của Tô Hoài? 

Tiếng ông cụ gọi loa vang đài. Ai nấy lặng yên nghe. Bỗng một tiếng đáp vang động :  “Có ta đây!” Rồi anh chàng Bọ Ngựa ban nãy vừa lôi thôi với tôi, nhảy vót lên. Cơ nguy cho Trũi, vì xem anh chàng Trũi đã có vẻ mệt. Vả lại, thấy Bọ Ngựa ngông  ngáo, nhớ chuyện ban nãy ở quán hàng, cái bực mình trong tôi tức tốc trở lại. Tôi nhảy phắt lên đài, quát:

  • Khoan khoan, đây trước đã, Nhớ hẹn chứ?

Bọ ngựa lùi lại rồi “à” một tiếng rõc to, nghênh hai thanh gươm lên – vẫn một điệu tự cao, tự đại như thế. Lại như lệ trên trường đấu ngày ấy, trước khi vào cuộc, mỗi bên biểu diễn một vài đường quyền, theo sở trường của mình. Bọ ngựa đứng vươn mình, đi bài song kiếm. Bóng kiếm loang loáng, mù mịt như hoa may điệu bộ khá đẹp mắt. Tôi chẳng cần đi bài gì hết. Tôi đứng nghiêng người về đằng trước, hếch hai càng lên. Cứ hai càng ấy, tôi ra oai sức khoẻ, đạp phóng tanh tách liên tiếp một hồi gió tuôn thành từng luồng xuống bay tốc cả áo xanh, áo đỏ các cô Cào Cào đứng gần.

Lúc vào đấu, Bọ Ngựa cao nên lợi đòn. Hai gươm hắn bổ xuống đầu tôi chan chát. Nhưng đầu tôi đầu gỗ lim tôi lựa cách đỡ, không vần gì hết. Còn tôi đoản người, tôi nhè bụng hắn mà đá, khiến có lúc hắn phải hạ gươm xuống đỡ, mất đà, đâm loạng choạng. Biết không chém được đầu tôi, hắn liền đổi miwngs ác, co gươm, quặp cổ tôi. Hắn định lách gươm nghiêng vào khe họng – chỗ hiểm, cuống họng tôi có khe thịt dễ đứt. Thấy thế nguy, tôi gỡ đòn, cúi xuống, thúc nhanh một răng rất sâu vào bụng hắn. Choáng người, Bọ Ngựa nhảy lộn qua lưng tôi. Tôi cũng chỉ đợi có thế . Vừa đúng là càng – lừa vào miếng võ gia truyền của nhà Dế, tôi lấy tấn, đá hậu đánh phách một đá trời giáng vào giữa mặt anh chàng. Chàng Bọ Ngựa kiêu ngạo rú lên một tiếng bắn tung lên trời, rơi tọt ra ngoài võ đài, ngã vào đám đông xôn xao.

Gợi ý :

Phần Câu Nội dung Điểm
 

 

 

 

 

 

 

Đọc

hiểu

 

 

 

1 Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. 0.5
2 Từ láy 0.5
3 Bố cục của bài thơ:  2 phần 0.5
4 Làn sương mỏng 0.5
5  Lời con nói với mẹ  0.5
6 Biểu cảm 0.5
7 Mùa thu 0.5
8 Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu qua hình ảnh bầu trời xanh và giàn mướp hoa vàng.

 

0.5
9 Nội dung chính của hai khổ sau: Nỗi niềm xúc động của tác giả khi đối diện với khung cảnh hiện tại và hoài niệm về quá khứ. 1.0
10 Trời thu xanh và hoa mướp thu vàng là những hình ảnh đẹp, hài hòa về màu sắc. Sắc xanh của bầu trời và sắc vàng của hoa mướp mở ra không gian khoáng đạt, cao rộng, gợi sự bình yên, thanh thản, nhẹ nhõm trong tâm hồn con người. 1.0
Phần

Viết

  a.Yêu cầu về hình thức:

– Bài viết có bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy; văn phong trong sáng, có cảm xúc, đảm bảo đúng thể loại phân tích đặc điểm nhân vật.

b. Yêu cầu nội dung:  Đảm bảo một số vấn đề cơ bản sau:

+) Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nêu đặc điểm chung về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích.

+ ) Thân bài:

– Dế Mèn đĩnh đạc, chững chạc, lịch thiệp trong màn diện kiến võ sĩ Bọ Ngựa .

+ Mèn đi trẩy hội hoa may cùng họ Chuồn Chuồn với hăm hở của một tráng sĩ và có cơ hội tham gia cuộc thi võ đỏ kén ai tài giỏi nhất đứng ra coi sóc việc chung trong vùng.

+ Chưa lên võ đài, nhưng Mèn đã có vinh dự lớn “sơ kiến” võ sĩ Bọ Ngựa. Võ sĩ có “bước chân ngỗng”, con mắt “đu đưa”, lưỡi có “răng cưa”. Hai lưỡi gươm lợi hại cắp bên mạng sườn. Hai sợi râu “phất lên phất xuống”. Rất “hách dịch”, đi đứng “ra lối quan dạng” tỏ vẻ ta đây, coi thiên hạ bằng nửa con mắt!

+ Tại quán hàng cỏ, võ sĩ Bọ Ngựa đã “bổ luôn” một nhát gươm vào đầu Mèn “đau điếng” vì cái tội đi đứng “đủng đỉnh” mục hạ vô nhân của Mèn. Mèn “đá hậu cú song phi” nhưng võ sĩ Bọ Ngựa đã né được!

+ Dưới mắt Mèn thì Bọ Ngựa chỉ có “mấy miếng võ xoàng”, “cái oai rơm rác và lố bịch” ấy chẳng cần để mắt đến. Võ sĩ Bọ Ngựa là “cháu đích tôn cụ võ sư Bọ Ngựa”, phen này sẽ tranh được “chân trạng võ”, ai cũng sợ và tin như thế nên bác Cành Cạch đã hết lời khuyên Dế Mèn “mau mau tránh đi nơi khác…”.

– Dế Mèn trong cuộc đấu võ thực sự là một trang tuấn kiệt

+ Lúc đầu Mèn chỉ “ ra oai sức khoẻ” hếch đôi càng mẫm bóng “đạp phóng tanh tách” tuôn ra những luồng gió lớn…Cả hai đã trải qua ba hiệp, cả hai võ sĩ xông vào nhau nhau ra đòn bằng tuy lực và sở trường của mình, với những thể đánh, những miếng võ cực hiếm nhằm đánh gục đối thủ.

+ Hiệp một, lợi thế nghiêng về võ sĩ Bọ ngựa. Bọ Ngựa “cao nên lợi đòn” đã dùng hai gươm bổ xuống đầu Mèn những nhát “chan chát”. Mèn dùng “đầu gỗ lim” để chống đỡ, đồng thời áp sát vào đánh gần, cứ “nhè bụng” Bọ Ngựa mà đá, khiến địch thủ phải “hạ gươm xuống đỡ, mất đà đầu loạng choạng”. Mèn đã đánh thấp, đánh gần, công thủ mưu trí nên về sau giành được thế chủ động làm cho võ sĩ Bọ Ngựa rối loạn đấu pháp.

+ Hiệp hai, Bọ Ngựa “đổi miếng ác”, co gươm quắp cổ Mèn, “định lách gươm nghiêng vào khe họng” của Mèn, nơi có khe thịt dễ đứt! Mèn đã nhanh trí đổi công “cúi xuống, thúc nhanh một văng rất sâu vào bụng” Bọ Ngựa, làm cho địch thủ “choáng người”.

+ Hiệp ba, Bọ Ngựa thất thế hoàn toàn “nhảy lộn qua lưng Mèn”. Và Mèn đã bôi một đòn hiểm, giáng một đòn quyết định, hạ đo ván cháu đích tôn cụ võ sư Bọ Ngựa. Mèn lấy tấn, đá hậu đánh phách một đá trời giáng vào giữa mặt Bọ Ngựa làm cho hắn “rú lên” rơi tọt xuống võ đài. Đó là miếng võ gia truyền của họ nhà dế. Đám hội trở nên ồn ào nhốn nháo vì không ai ngờ võ sĩ Bọ Ngựa lại “thua nhanh và thua đau” như thế!

=> Dế Mèn và Dế Trũi được đám hội tôn lên làm chánh, phó thủ lĩnh đứng đầu các làng trong vùng cỏ may. Cả hai được đám hội xô vào làm kiệu rước. Dế Mèn đã đạt tới vinh quang tột đỉnh trên con đường phiêu lưu. Cuộc tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa là một trang đời phiêu lưu của chú Dế Mèn đáng yêu.

* Đọc chương “Tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa”, ta cảm thấy mình như đang được mục kích những cuộc giao đấu so tài của các trang hiệp sĩ thời trung cổ. Tô Hoài đã sử dụng rất hay một số từ ngữ về võ thuật như: giang hồ, võ đồng môn, song kiếm, chùy, lên tấn, miếng võ, đường quyền, đá hậu, tranh lèo giật giải…, gợi tả không khí đua tranh của khách giang hồ thượng võ. Qua đoạn văn này, ta thấy nhân vật Dế Mèn thật đáng yêu. Chú đã có một lối sống cao đẹp, đàng hoàng trước thiên hạ, dám đọ trí, đua tài với người đời. Không còn nữa một Dế Mèn hung hăng ngổ ngáo. Chỉ thấy bấy giờ, một Dế Mèn khiêm cung, độ lượng, biết trọng danh dự của mình. Khi ấy trước anh chàng Bọ Ngựa kiêu căng, Dế Mèn đã chiến thắng trong tiếng hoan hô cuồng nhiệt. Dế Mèn đánh thắng võ sĩ Bọ Ngựa đâu chỉ để tranh lèo giật giải mà còn thể hiện một cách ứng xử của các hảo hán, anh hùng xưa nay:

“Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!”

       ( “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

-) Nhân vật Dế Mèn trong “Tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa” được xây dựng bằng những hình thức nghệ thuật đặc sắc.

– Nghệ thuật tả loài vật, tả hoạt cảnh, lối kể chuyện có thắt, có mở, tạo đỉnh điểm cao trào của cuộc tranh hùng giữa võ sĩ Bọ Ngựa và Dế Mèn… vô cùng hấp dẫn.

+ Tô Hoài đã quan sát các con vật hết sức kỹ lưỡng, tinh tế từ hình dáng bên ngoài, đến từng chi tiết, từng hoạt động. Ông khéo léo vận dụng các giác quan, chọn góc nhìn phù hợp, trình tự quan sát hợp lý để khắc họa nhân vật đúng với đặc điểm giống loài, hợp với cái nhìn trong trẻo, thơ ngây đầy khám phá của trẻ thơ. Tô Hoài có khả năng hóa thân vào sự sống của loài vật đồng thời lại thổi vào thế giới loài vật sự sống của con người. Sự chung sống, hòa trộn của hai thế giới ấy tạo nên sức hấp dẫn mãnh liệt cho đoạn trích nói riêng và của tác phẩm nói chung. Dế Mèn trong “ Tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa” trích “ Dế Mèn phiêu lưu ký” mang tính nhân hóa khi được khắc họa có hành động, ngôn ngữ, có đời sống nội tâm và được đặt trong những mối quan hệ mang tính xã hội…thể hiện tính cách người của nhân vật. Mèn có đời sống nội tâm phong phú với những suy nghĩ, ước ao, khát vọng và cả những toan tính đời thường. Điều đó khiến nhân vật mang đậm hơi thở cuộc sống, gần gũi với con người. Mèn khát khao cháy bỏng một khát vọng lên đường, để mỗi bước đi sẽ thấy một sự đổi thay, mỗi sáng mỗi chiều sẽ thấy một cảnh lạ, sẽ gặp gỡ nhiều người.

+ Việc sử dụng phép nhân hóa và ẩn dụ đã khiến cho nhân vật Dế Mèn vô cùng sinh động. Dế Mèn – một thanh niên, sống có lý tưởng, coi thường tiền tài danh vọng, sẵn sàng xả thân, trừng trị kẻ hống hách, hăng say hoạt động để phụng sự lý tưởng được đặt cạnh Bọ Ngựa là hạng người kiêu ngạo khoác lác khiến cho thế giới loài vật hiện lên vô cùng hấp dẫn.

+Với vốn sống phong phú, tài quan sát sắc sảo, nghệ thuật sử dụng  ngôn ngữ giàu có và sáng tạo độc đáo Tô Hoài tạo ra chân dung nhân vật Dế Mèn và các loài vật khác vô cùng sinh động mở ra một thế giới nghệ thuật kỳ thú, vượt lên thời gian, đem lại niềm vui thích không chỉ cho trẻ em mà ngay cả với người lớn

+) Kết bài:

Khẳng định lại vẻ đẹp nhân vật Dế Mèn – tinh thần thượng võ của Mèn trong đoạn trích.

Download file đề thi hsg văn 7 mới nhất

Thầy cô tải links dưới đây.

4.3/5 - (35 bình chọn)

Thư viện tài liệu9 Tháng chín, 2023 @ 12:14 sáng

  • BỘ Đề thi hsg văn 7 cấp huyện mới nhất NĂM 2023 – 2024