Giáo án an toàn giao thông lớp 5 CẢ NĂM

Giáo án an toàn giao thông lớp 5 CẢ NĂM được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file Giáo án an toàn giao thông lớp 5 theo links cuối bài.

Giáo án an toàn giao thông lớp 5 CẢ NĂM

                                                             Tuần                                    

Thứ          , ngày       tháng     năm 20

AN TOÀN GIAO THÔNG

 BÀI 1:           BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (Tiết 1)

 

I-Mục đích yêu cầu :

1-Kiến thức

-HS biết và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học.

-HS hiểu ý nghĩa, nội dung 10 biển báo hiệu GT mới.

2-Kĩ năng.

-Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu GT.

-Mô tả được các biển báo đó băng lời nói hoặc bàng hình vẽ. Để nói cho những người khác biết về nội dung của các biển báo hiệu GT.

3-Thái độ:

-Có ý thức tuân theo những hiệu lệnh của biển báo hiệu GT khi đi đường.

-Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB.

II- Chuẩn bị :

– Gv : Phiếu học tập, các biển báo.

III- Hoạt động dạy – học :

 

Hoạt động của GV Hoạt đông của HS
Hoạt động 1 : Bài cũ:

 

– Kể tên những biển báo đã học – Gv đưa biển báo đã học ra hỏi

– Nhận xét .

 Bài mới

-Giới thiệu

Hoạt động 2: Trò chơi phóng viên.

-Yêu cầu HS làm p.viên nêu câu hỏi cho các bạn trong lớp trả lời.

-Ở gần nhà bạn có loại biển báo gì?

-Những biển báo đó được đặt ở đâu?

-Những người ở đó có biết nội dung các biển báo đó không?

-Họ có thấy các biển báo đó có ích gì không?

.Hoạt động  3. Ôn lại các biển báo đã học:

-Cho học sinh nhắc lại các biển báo đã học, mô tả hình dạng, màu sắc.

-Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn.

GV kết luận:

Hoạt động 4: Nhận biết các biển báo hiệu

-Cho HS quan sát các loại biển báo.

-Xác định, phân loại, mô tả hình, màu sắc của các biển báo đó.

-Biển báo cấm.

-Biển báo nguy hiểm.

-Biển báo chỉ dẫn.

GV kết luận

Hoạt động 5: Củng cố dặn dò :

-Nêu tác dụng của biển báo. Khi gặp biển báo chúng ta cần làm gì ?

Chuẩn bị bài “Biển báo hiệu giao thông đường bộ” (Tiết 2).

Cho hs xem các biển báo đã học, nói nội dung của biển báo

2 HS trả lời.

 

 

 

-Hs nghe, nhắc tựa

 

-Hs thay nhau làm phóng viên phỏng vấn bạn quanh chủ đề về biển báo

 

 

 

 

 

 

.Thảo luận nhóm.

.Phát biểu trước lớp.

.Học sinh thảo luận và tìm đúng loại biển báo

 

 

-Hs quan sát

-Thảo luận theo tổ xác định và phân loại biển báo

.Các nhóm tổ trình bày trước lớp.

-Lớp nhận xét, bổ sung.

 

 

-HS trả lời

 

-.Lớp góp ý, bổ sung.

 

Rút kinh nghiệm

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Thứ           , ngày       tháng     năm 20

AN TOÀN GIAO THÔNG

 BÀI 1:      BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (Tiết 2)

 

I-Mục đích yêu cầu :

1-Kiến thức

– Củng cố việc nắm nội dung 9 biển báo mới học.

–  HS nắm chắc đặc điểm các loại biển báo.

2-Kĩ năng.

– Biết xử lí nhanh khi gặp các loại biển báo

3-Thái độ:

– HS có ý thức chấp hành tốt các biển báo hiệu GT để phòng tránh tai nạn giao thông.

– Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB.

II- Chuẩn bị :

– GV : Phiếu học tập, các biển báo.

III- Hoạt động dạy – học :

 

Hoạt động của GV Hoạt đông của HS
Hoạt động 1: Bài cũ:

– Kể tên những biển báo đã học

– GV nhận xét .

 Bài mới

-Giới thiệu

Hoạt động 2 : Luyện tập xử lí tình huống

– GV cắm 9 biển báo vào 9 nơi trong lớp học.

– Tuỳ cách xử lí của HS để giúp HS rút ra cách xử lí đúng.

–  GV tuyên dương những em xử lí nhanh đúng.

.Hoạt động 3. Củng cố – dặn dò :

– Khen những em làm đúng, nhanh.

– Yêu cầu: Hãy vẽ một biển báo và nêu tên nội dung của biển báo đó.

– GV nhận xét bổ sung.

– Khi đi đường gặp biển báo đó em phải làm gì?

– Vì sao chúng ta phải thực hiện đúng theo quy định của biển báo đó?

– Nêu tác dụng của biển báo. Khi gặp biển báo chúng ta cần làm gì ?

Chuẩn bị bài “Kĩ năng đi xe đạp an toàn.”

 

– HS nối tiếp kể tên .

 

– HS nghe , nhắc tựa

 

– 2 HS ( 1em đi bộ, 1 em đi xe đạp) tập xử lí khi gặp tình huống có các biển báo đó

 

–  HS lắng nghe

 

 

– 9 em ( mỗi em cầm 1 biển báo mới)

– Lần lượt HS đọc tên biển báo và nêu tác dụng của biển báo đó.

–  HS trả lời

 

 

 

–  HS trả lời

–  Lớp góp ý, bổ sung.

 

 

Rút kinh nghiệm

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………                                                         

 

                                                     Thứ             , ngày       tháng     năm 20

AN TOÀN GIAO THÔNG

BÀI 2:                          KỸ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN

 

I/ Mục đích yêu cầu :

1-Kiến thức

– HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường theo luật GTĐB.

2-Kĩ năng.

– HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau có tín hiệu đèn, qua vòng xuyến, khi qua đường …

– Phán đoán và nhận thức được các điều kiện không an toàn khi đi xe đạp.

3-Thái độ

– Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn.

II/ Chuẩn bị :

– GV : Tranh ảnh sưu tầm

III/ Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bài cũ :

HS nêu những biển báo đã được học thêm ở chương trình lớp 5 . Nêu tác dụng của biển báo đã học

 Bài mới:

.Giới thiệu

Hoạt động 2: Xử lí tình huống khi đi xe đạp

– GV nêu các tình huống, yêu cầu HS trả lời hoặc phải nêu cách xử lí đúng, an toàn.

– Để rẽ trái người đi xe đạp phải làm gì?…

– Một số tình huống (xem tài liệu tr18)

* Hoạt động 3 :

Cho học sinh thực hành trên sân trường.

GV kết luận.

 

Hoạt động 4: Thi lái xe an toàn.

– GV kẻ sơ đồ trên sân, có một số chướng ngại vật, các biển báo cấm xe đạp…, ngã tư có đèn tín hiệu…

– Yêu cầu  HS tham gia theo nhóm.

– Nhóm nào thực hành tốt GV khen và cấp bằng lái xe giỏi, an toàn.

Hoạt động 5: Củng cố dặn dò :

Đi xe đạp như thế nào thì được cho là an toàn ?

GV chốt ý đúng:

– Khi đi xe đạp phải luôn đi vào phần đường dành cho người đi xe đạp, đi về phía bên tay phải.

– Qua ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu phải đi theo lệnh của tín hiệu đèn.

– Khi muốn đổi hướng (rẽ phải, rẽ trái) phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe.

– Chuẩn bị bài 3: “Chọn con đường đi an toàn và phòng tránh TNTĐB”.

 

 

– HS nêu

 

 

 

– HS nghe

 

– Thảo luận nhóm.

– Phát biểu trước lớp.

 

 

 

– Cho HS ra sân để thực hành .

– Lớp theo dõi và nhận xét.

– Lớp góp ý, bổ sung.

 

– Thi theo nhóm 4.

– HS đạp xe  trên sân và phải chấp hành đúng các yêu cầu của sơ đồ đã vạch trên sận.

– HS nêu –  Lớp nhận xét

– HS nghe và thực hiện.

 

HS trả lời

Rút kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ            , ngày       tháng     năm 20

AN TOÀN GIAO THÔNG

BÀI 3:           CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN – PHÒNG TRÁNH

                                        TAI NẠN GIAO THÔNG

 

I/ Mục đích yêu cầu :

1-Kiến thức

-HS biết được những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường để lựa chọn con đường đi an toàn.

-HS xác định được những điểm những tình huống không an toàn đối với người đi bộ.

2-Kĩ năng.

-Biết cách phòng tránh tai nạn có thể xảy ra.

-Tìm được con đường đi an toàn cho mình.

3-Thái độ

-Có ý thức thực hiện những qui định của luật GTĐB, có hành vi an toàn khi đi đường.

-Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, htực hiện luật GTĐB.

II/ Chuẩn bị :

-GV : một số sơ đồ về mạng lưới giao thông của địa phương

-HS: quan sát kĩ đường đi từ nhà tới trường, và tới 1 số địa điểm khác như : chợ, nhà thờ ; …

 III/ Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của GV Hoạt đông của HS
Hoạt động 1: Bài cũ:

-Làm thế nào để đi xe đạp an toàn ?

  Bài mới:

-Giới thiệu bài

* Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường từ nhà đến trường.

* Hoạt động 3. Xác định con đường an toàn đi đến trường.

-Phát phiếu học tập cho hs nội dung như trong skg

-Nhóm nào xong trước  được biểu dương.

*GV kết luận.

* Hoạt động 4: Phân tích các tình huống nguy hiểm và cách phòng tránh TNGT. Luyện tập thực hành.

-Giáo viên nêu các tình huống 1, 2, 3 Tham khảo tài liệu của GV.

Luyện tập thực hành.

-Gv treo sơ đồ mạng lưới giao thông của địa phương

-Yêu cầu hs xây dựng phương án : Con đường an toàn khi đến trường.

 Luyện tập thực hành.

Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò :

-Con đường như thế nào là con đường an toàn ?

-Giáo dục HS lựa chọn con đường an toàn để đi tránh tai nạn giao thông .

Chuẩn bị bài sau: “ Ôn tập”(Tiết 1)

 

-HS trả lời

 

 

-HS nêu đặc điểm của con đường từ nhà đến trường.

 

 

-Học sinh thảo luận và đánh dấu vào ô đúng.

-Trình bày trước lớp.

-Lớp mhận xét, bổ sung.

 

 

-Thảo luận nhóm 4 .

-Phát biểu trước lớp.

-Lớp góp ý, bổ sung.

-HS quan sát

-Lựa chọn đường đi an toàn khi đến trường

 

-HS nêu

-HS nghe và thực hiện

Rút kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Thứ            , ngày       tháng     năm 20

AN TOÀN GIAO THÔNG

                                                ÔN TẬP (Tiết 1)

I/ Mục đích yêu cầu :

– Hệ thống, củng cố một số kiến thức cơ bản về các bài  đã học trong chương trình ATGT lớp 5

– Các em hiểu và nắm bắt được một số yêu cầu cơ bản về Luật GTĐB cũng như tác dụng của một số biển báo.

– Hiểu được phòng tránh TNGT là trách nhiệm của mọi người và tuyên truyền mọi người cùng tham gia thực hiện đúng Luật GTĐB.

II/ Chuẩn bị :

-GV: Biển báo, câu hỏi

-HS: Ôn lại kiến thức đã học

III/ Các hoạt động dạy học :

Download file Giáo án an toàn giao thông lớp 5

Thầy cô download file tại links cuối dưới đây.

Đánh giá chủ đề này

Thư viện tài liệu23 Tháng chín, 2023 @ 12:40 chiều

BÀI TRONG SERIES: Giáo án an toàn giao thông cấp tiểu học

GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG LỚP 4 >>