Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).

Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).

A. Đúng

B. Sai

Hướng dẫn

Chọn B là đáp án đúng

Xem lời giải

Xem lời giải

Dấu hiệu băt buộc trong cấu thành tội phạm của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

+ Hành vi khách quan: Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đăng được bảo hộ tại Việt Nam.

+ Hậu quả: hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất do đó hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc. Do đó, chỉ những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại VIệt Nammang lại hậu quả như quy định tại Khoản 1 Điều 226 BLHS thì mới cầu thành tội phạm này.

Cơ sở pháp lý: Điều 226 BLHS.

 

Đánh giá chủ đề này

Thư viện tài liệu11 Tháng bảy, 2023 @ 1:40 chiều