Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 đạt giải cấp tỉnh: Một số giải pháp nâng cao năng lực tự học môn Toán cho học sinh lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 đạt giải cấp tỉnh: Một số giải pháp nâng cao năng lực tự học môn Toán cho học sinh lớp 4 1.Tên sáng kiến : “ Một số giải pháp nâng cao năng lực tự học môn Toán cho học sinh lớp 4”

2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Chuyên môn Tiểu học

3. Tác giả

– Họ và Tên :

– Ngày/ tháng/ năm sinh :

– Chức vụ : Giáo viên

– Đơn vị công tác :

– Điện thoại :

4. Đồng tác giả: Không có

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến

– Tên đơn vị : Trường Tiểu …….

– Địa chỉ :

– Điện thoại :

I. Mô tả giải pháp đã biết:

Trong chương trình môn Toán tiểu học, có thể nói Toán lớp 4 là giai đoạn đột phá lớn đối với học sinh về kiến thức. Nhiều em học sinh ở các lớp 1, 2, 3 học rất tốt nhưng khi bước vào lớp 4, các em ít nhiều cũng gặp khó khăn khi lĩnh hội những kiến thức mới cũng như tự ôn tập, rèn luyện kiến thức đã học. Đầu năm học hàng năm, Ban giám hiệu đưa ra phương hướng và nhiệm vụ năm học, chỉ đạo giáo viên phải có biện pháp, việc làm cụ thể để giúp các em đến hết năm học phải đạt chuẩn theo quy định. Qua thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp tôi thấy được một số ưu điểm cũng như hạn chế như sau:

* Ưu điểm:

– Giáo viên sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học truyền thống vào dạy Toán như: giảng giải, vấn đáp, trực quan,….Nhiều giáo viên khá thành công trong quá trình thay đổi hợp lí các phương pháp trong một giờ dạy.

– Học sinh tự giác học tập, rèn luyện kĩ năng tự học.

– Hoạt động trí tuệ có trong việc học toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc của mình, phát huy tính độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, tạo điều kiện để mọi đối tượng học sinh tham gia học tập có hiệu quả, từ đó nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 4.

* Hạn chế:

– Trong quá trình thực hiện nội dung và chương trình sách giáo khoa mới đã nhiều năm, song tôi nhận thấy việc hình thành các phương pháp giảng dạy của giáo viên phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa, phù hợp với các đối tượng học sinh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu mà sách giáo khoa định ra. Trên thực tế, trong các giờ toán, phần lớn học sinh còn thụ động, thường ngại phát biểu, tiếp thu và làm bài chậm. Cuối tiết học, các em thường uể oải, ít tập trung chú ý vào bài vì đặc điểm của học sinh tiểu học là: “Dễ nhớ, mau quên, chóng chán”. Học sinh thường hiếu động hơn khi hoạt động bằng tay, thích được sử dụng đồ dùng trực quan.

– Qua trò chuyện với những đồng nghiệp đã từng dạy khối 4, tìm hiểu từ phía học sinh, và đọc tài liệu tham khảo, tôi nhận thấy giờ học toán thường khô khan, học sinh thường chưa chủ động tiếp thu kiến thức. Đến giờ học toán, các em không hứng thú dẫn đến kết quả học tập không cao. Một số học sinh trung bình – yếu còn ngại học toán, mang tâm trạng bất an, lo lắng, sợ sệt vì sức ép bài vở, thầy cô, bạn bè…

– Mặc dù đã được tiếp cận các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, song để tổ chức các giờ dạy Toán sao cho mang lại hiệu quả như giáo viên mong muốn thực sự là một điều không đơn giản. Nó đòi hỏi giáo viên cần nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, chuẩn bị tư liệu…Mặt khác, để giúp cho học sinh cảm thấy hấp dẫn và thích thú thì phụ thuộc hoàn toàn vào công tác tổ chức, giảng dạy và giáo dục của người giáo viên. Đặc điểm về tư duy của học sinh tiểu học chủ yếu là tư duy trực quan, vật thật hay thông qụa những hành động cụ thể để hình thành khái niệm, kiến thức, kỹ năng. Học sinh tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với mọi sự vật, hiện tượng, nhất là những sự vật, hiện tượng gây cảm xúc mạnh.

Từ thực trạng trên, để công việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn, tôi nhận ra rằng mình cần phải giúp các em có hứng thú trong học tập, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tự giác hoàn thành bài học – bài làm, tự tin nêu ý kiến phát biểu xây dựng bài góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Từ suy nghĩ đó, năm học 20.. – 20.., tôi đã mạnh dạn cải tiến hình thức tổ chức, nội dung, phương pháp trong giảng dạy.

II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến

1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

1.1. Giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ bài tại lớp

Đầu năm, khi nhận lớp, tôi đã phân loại đối tượng học sinh: Học sinh Giỏi – Khá và học sinh Trung bình – Yếu:

– Những học sinh Giỏi – Khá tuy chưa có ý thức chủ động tiếp thu kiến thức, làm bài có thể chưa cẩn thận và còn sai sót nhưng qua bài giảng của cô thì dễ dàng tiếp nhận nội dung và hoàn thành bài nhanh.

– Đối tượng học sinh Trung bình – Yếu thường tiếp thu kiến thức, hoàn thành bài chậm, lại mau quên, hay chán nản hoặc về nhà các em dành ít thời gian cho việc học, ôn luyện lại kiến thức đã học trên lớp.

Do đó, tôi thực hiện biện pháp hướng dẫn cho học sinh chủ động tự tiếp thu và nắm vững kiến thức ngay trên lớp. Để được như thế, tôi đã chú ý:

* Hướng dẫn học sinh xác định rõ mục tiêu bài học; giảng kĩ, phân tích rõ ràng ngọn ngành vấn đề, sử dụng tối đa đồ dùng trực quan. Học sinh tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng thường dễ tiếp thu qua tri giác và những đối tượng trực tiếp quan sát được. Vì vậy, đồ dùng trực quan phải đẹp, sặc sỡ, hấp dẫn. Các em trong lứa tuổi này vẫn tiếp thu kiến thức theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”, cho nên giáo viên phải kiên nhẫn, nhắc lại nhiều lần và thường xuyên hơn.

– Trong mỗi tiết học, việc đầu tiên là tôi giúp học sinh xác định rõ mục tiêu bài học, có thể giáo viên đưa ra hoặc có thể do học sinh tự nêu. Sau đó bằng đồ dùng trực quan, bằng câu hỏi gợi mở, tôi tổ chức cho học sinh độc lập suy nghĩ, kết hợp chia sẻ nhóm để thực hiện giải quyết từng mục tiêu bài học đã xác định.

– Sau khi dạy một kiến thức mới, tôi thường dành thời gian từ 1-2 phút hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tự ghi nhớ các quy tắc, các công thức tính mà SGK đã cung cấp (học cá nhân – chia sẻ trong nhóm để hỗ trợ lẫn nhau); hướng dẫn các em kĩ năng vận dụng công thức, quy tắc vào giải quyết các bài toán trong SGK ở phần thực hành. Để thu hút được hứng thú của học sinh, tôi có sử dụng một số tranh ảnh, hình vẽ ngộ nghĩnh nhằm minh hoạ cho các bài học thêm sinh động, hướng dẫn học sinh ghi nhớ kiến thức qua những bài thơ.

– Trong quá trình dạy trên lớp, tôi thường xuyên quan tâm phát hiện và phân loại những lỗ hổng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Những lỗ hổng nào điển hình mà trên lớp chưa đủ thời gian khắc phục thì lập kế hoạch tiếp tục hướng dẫn cho học sinh trong giờ hướng dẫn học.

– Khi làm việc riêng với nhóm học sinh trung bình – yếu, tôi luôn dành thời gian cho các em tăng cường luyện tập vừa sức để các em có đủ sự tự tin vào bản thân, tin vào sức mình. Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ nâng cao dần để giúp học sinh hiểu sâu một kiến thức, rèn luyện một kĩ năng cho thành thạo.

– Tôi chủ động hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng học tập môn Toán, bồi dưỡng cho các em ngay cả những hiểu biết sơ đẳng về cách thức học tập, kiên trì với những thói quen xấu của học sinh như: chưa học lí thuyết đã lao vào làm bài tập, không đọc kĩ đề bài trước khi làm, trình bày bài làm ẩu, viết nháp lộn xộn, …

Ví dụ: Đối với những bài toán giải bằng 2 phép tính trở lên, học sinh khá giỏi có thể tự phân tích và làm bài ngay không cần sự hướng dẫn của giáo viên. Nhưng với những học sinh trung bình – yếu tôi đã định hướng cho học sinh thực hiện theo đúng quy trình 4 bước: Tìm hiểu đề bài; lập kế hoạch giải toán; thực hiện bài giải; kiểm tra kết quả. Cá biệt đối với những em yếu quá, tôi đến tận nơi “cầm tay chỉ việc” thì các em đã làm tốt.

* Cung cấp cho học sinh một số mẹo nhỏ để giúp các em giải quyết bài được dễ dàng hơn:

– Bắt đầu từ lớp 3, học sinh được học và thực hiện các phép tính với số có nhiều chữ số. Khi lên lớp 4, các phép tính phức tạp hơn, học sinh dễ dàng làm sai do bị rối mắt (học sinh nhìn thấy số có nhiều chữ số hơn nên bắt đầu hoảng, dẫn đến tính toán ẩu, làm bài cho xong). Vì thế, tôi giúp học sinh cụ thể từng bước về cách đặt tính và tính (+, -, x, :) nhằm hình thành cho học sinh tâm lí vững vàng khi làm bài.

+ Bước 1: Viết số phải rõ ràng, ngay ngắn (kể cả ở trong nháp)

+ Bước 2: Dùng thước che những phần chưa tính tới.

+ Bước 3: Thực hiện tính xong cột nào, mới dịch chuyển thước sang cột bên cạnh.

+ Bước 4: Tính xong phải nhẩm lại 1 lần (hoặc thử lại) để kiểm tra độ chính xác của kết quả.

– Để giúp học sinh thực hiện tốt bài giải các dạng toán có lời văn, tôi hướng dẫn cụ thể học sinh thực hiện đủ quy trình 4 bước, điều tất nhiên là tôi thực hiện cung cấp cho học sinh đầy đủ, chính xác kiến thức của mỗi dạng từ những tiết đầu, giúp học sinh làm vững từng bước rồi mới xáo trộn các dạng với nhau.

+ Bước 1: Tìm hiểu đề bài

Trong bước này, học sinh cần biết được: bài toán cho biết gì? yêu cầu gì? giữa các yếu tố đã biết và yếu tố chưa biết có mối quan hệ gì với nhau? giữa các yếu tố đã biết có quan hệ với nhau như thế nào?

+ Bước 2: Lập kế hoạch giải toán

Bước này gắn liền với việc phân tích các dữ kiện và yếu tố phải tìm của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng để phát hiện ra các phép tính cần thực hiện.

. Tóm tắt đề bài (Bằng sơ đồ, tranh, mẫu vật)

. Lập kế hoạch giải toán: Nhằm xác lập trình tự thực hiện các phép tính.

+ Bước 3: Thực hiện giải toán

Thực hiện bài giải theo kế hoạch lập từ bước hai, có kèm theo lời giải phù hợp.

+ Bước 4: Kiểm tra kết quả

Kiểm tra đối chiếu kết quả tìm được với đề bài. Từ đó điều chỉnh và bổ sung, rút kinh nghiệm. Có thể phát triển bài toán ở mức độ cao hơn như tìm cách giải khác cho bài toán.

1.2. Tổ chức trò chơi học tập tạo điều kiện cho tất cả học sinh được tham gia

Trò chơi toán học có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh, giúp các em khai thác tốt kinh nghiệm bản thân, tương tác lẫn nhau, phát triển năng lực một cách tự nhiên. Trò chơi Toán học làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực, giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Trò chơi toán học làm thay đổi hình thức hoạt động học tập sẽ tạo bầu không khí dễ chịu, thoải mái, giúp học sinh tiếp thu hay củng cố kiến thức dễ dàng, tự giác, tích cực hơn. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.

Để tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ và cặn kẽ.

* Các yêu cầu về trò chơi:

+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.

+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.

+ Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh lớp 4, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.

+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.

+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.

+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.

* Xây dựng cấu trúc của trò chơi học tập:

+ Tên trò chơi.

+ Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích trò chơi sẽ quy định hành động trò chơi được thiết kế trong trò chơi.

+ Đồ dùng để thực hiện trò chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập.

+ Xây dựng luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.

+ Quy định người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.

+ Hướng dẫn cụ thể cách chơi.

* Cách tổ chức trò chơi.

Thời gian tiến hành: thường từ 5 – 10 phút (Tổ chức cho học sinh chơi khi kiểm tra bài cũ; củng cố bài và hệ thống bài ôn tập)

– Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:

+ Nêu tên trò chơi

+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành chơi thử, nêu rõ luật chơi.

+ Quy định thưởng – phạt khi tham gia trò chơi

– Tổ chức cho học sinh thực hành chơi.

– Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.

– Thực hiện thưởng – phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập cho học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò…)

* Một số trò chơi gây hứng thú học tập môn Toán ở lớp 4:

+ Ai đúng?- Ai sai? (Áp dụng cho các tiết học: Các số có sáu chữ số; hàng và lớp…)

+ Kết bạn (Áp dụng cho các tiết học: Nhân với 10, 100, 1000,… Chia cho 10, 100, 1000,…; Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11)

+ Ai nhanh, ai đúng (Áp dụng cho các tiết học: Yến, Tạ, Tấn; Bảng đơn vị đo khối lượng; Giây, thế kỉ; Luyện tập – Trang 26)

+ Hái hoa toán học (Áp dụng cho các tiết học: Diện tích hình bình hành, Diện tích hình thoi, Ôn tập về hình học cuối năm….)

+ Nhận dạng hình (Áp dụng cho các tiết học: Hình bình hành; hình thoi; Ôn tập về hình học cuối năm…)

+ Gà mẹ tìm con (Áp dụng cho các tiết học: cộng trừ, nhân, chia phân số…)

* Ví dụ:

Trò chơi : Hái hoa toán học (Áp dụng cho các tiết học: Diện tích hình bình hành, Diện tích hình thoi, Ôn tập về hình học cuối năm….)

Mục đích: Giúp học sinh nhớ lâu các công thức tính chu vi, diện tích các hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi…Từ đó vận dụng linh hoạt, kết hợp với kỹ năng tính nhẩm để tính chu vi, diện tích của hình với số đo cho trước …Phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

Chuẩn bị: Giáo viên có thể vẽ hình ảnh một cây lên bảng (hoặc đặt một cây cảnh trên bục – nếu có) làm cây hoa. Treo trên cây các bông hoa được cắt bằng giấy màu trong có ghi nội dung câu hỏi. (Tuỳ theo nội dung bài học để giáo viên chọn nội dung ghi trong hoa)

Ví dụ: Khi dạy bài: “Ôn tập hình học” ở cuối năm giáo viên có thể chọn một số nội dung câu hỏi sau:

1. Muốn tìm diện tích hình vuông

Một cạnh nhân bốn ra ngay khó gì!

Bạn hãy cho biết hai câu thơ trên đúng hay sai? Hãy tính nhẩm nhanh diện tích hình vuông có cạnh bằng 60cm?

2. Nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành?

3. Bạn hãy điền tiếp những từ thích hợp và chỗ trống trong bài thơ sau:

Diện tích chữ nhật là gì ?

Lấy dài…………..tức thì ra ngay.

Chu vi chữ nhật dễ thay.

Lấy ……………nhân hai là thành.

4. Nêu quy tắc tính diện tích hình thoi?

5. Một hình chữ nhật có chiều dài bằng 7m, chiều rộng bằng 40dm.

Bạn A nói: Diện tích hình chữ nhật bằng 28 mét vuông.

Bạn B nói: Diện tích hình chữ nhật bằng 280 mét vuông.

6cm
5cm

Theo bạn ai nói đúng? ai nói sai? vì sao?
6. Hình bên tên gọi là gì ?

Chu vi, diện tích em thì tính mau!

Thời gian chơi: 5 – 7 phút

Cách chơi: Chơi thi đua giữa cá nhân. Học sinh xung phong lên hái hoa và đọc to, rõ ràng nội dung câu hỏi cho cả lớp cùng nghe sau đó mới trả lời kết quả. Nếu bạn hái hoa trả lời chính xác, diễn đạt trôi chảy, gọn gàng, các bạn ở dưới lớp vỗ tay thật to để cổ vũ cho bạn, giáo viên có thể phát cho mỗi học sinh trả lời đúng 1 phần thưởng chuẩn bị sẵn. Nếu bạn trả lời đúng kết quả nhưng diễn đạt chưa mạch lạc, thì lớp vẫn vỗ tay khuyến khích bạn song nhỏ và ngắn hơn. Nếu bạn trả lời sai giáo viên gợi ý vẫn không trả lời được thì phải nhảy lò cò về chỗ.

Trò chơi: Kết bạn (Áp dụng cho các tiết học: Nhân với 10, 100, 1000,… Chia cho 10, 100, 1000,…; Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11)

Mục đích: Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính nhân, chia (số tròn chục, tròn trăm). Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt.

1726907654425.png

 


LINK

https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!

5/5 - (1 bình chọn)
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 đạt giải cấp tỉnh: Một số giải pháp nâng cao năng lực tự học môn Toán cho học sinh lớp 4