Question: Ở một loài động vật, dạng lông do một cặp alen nằm trên NST thường quy định, trong đó, alen A quy định lông xoăn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông thẳng. Một quần thể có 400 cá thể lông thẳng và 600 cá thể lông xoăn tiến hành giao phối ngẫu nhiên, đời F1 có tỉ lệ cá thể lông thẳng bằng 90% tỉ lệ cá thể lông thẳng ở thế hệ xuất phát. Hãy tính tỉ lệ cá thể lông xoăn có kiểu gen thuần chủng ở thế hệ xuất phát.
A. 30%
B. 40%
C. 10%
D. 20%
Hướng dẫn
Đáp án D
A: xoăn >> a: thẳng
Gọi p và q lần lượt là tần số alen A và a của quần thể; gọi x là số cá thể mang kiểu gen dị hợp của quần thể ở thế hệ xuất phát, theo đề bài, ta có:
$P:(600-x)AA:x:400aa=1Leftrightarrow frac{600-x}{600+400}AA:frac{400}{600+400}aa=1$
Khi quần thể tiến hành giao phối ngẫu nhiên, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền và có thành phần kiểu gen là: ${{p}^{2}}AA+2pqAa+{{q}^{2}}aa=1$. Mặt khác, đời F1 có tỉ lệ cá thể lông thẳng (aa) bằng 90% tỉ lệ cá thể lông thẳng ở thế hệ xuất phát
$to 0,9.frac{400}{600+400}={{q}^{2}}to q=0,6to p=1-0,6=0,4to x=400$
→ tỉ lệ cá thể lông xoăn có kiểu gen thuần chủng ở thế hệ xuất phát là:
AA = A — Aa = 600 – 400 = 200 = 200/1000 = 0,2 = 20%.
Question: Hoạt động nào sau đây làm tăng nồng độ CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính? A. Tích cực nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, thủy triều,… B. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. C. Hoạt động của các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất. D. Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải.
Hướng dẫn
Đáp án D Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải làm tăng lượng CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính.
Question: Cho các yếu tố/ cấu trúc/ sinh vật sau đây: (1) Lớp lá rụng nền rừng (2) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ (3) Đất (4) Hơi ẩm (5) Chim làm tổ trên cây (6) Gió Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh? A. 3 B. 4 C. 5 D. 4
Hướng dẫn
Đáp án B Các yếu tố vô sinh là: (1), (3), (4), (6)
Question: Gen 1 có 5 alen, gen 2 có 6 alen. 2 gen này cùng nằm trên cùng 1 cặp NST thường và có xảy ra hoán vị, gen 3 có 4 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST X, Y. Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể là: A. 1860 B. 4800 C. 6510 D. 4650
Hướng dẫn
Đáp án C Xét gen 1 và 2: Số giao tử tối đa tạo ra là 5.6 = 30 Suy ra kiểu gen tối đa là $frac{30times 31}{2}=465$ Xét gen 3: Cặp XX: có $frac{4times 5}{2}=10$ kiểu gen Cặp XY có 4 kiểu gen Số kiểu gen tối đa là 14 x 465 = 6510 kiểu gen. Công thức tổng quát tính số loại kiểu gen: $C_{n}^{2}+n$ Trong đó: $C_{n}^{2}$ là số loại kiểu gen dị hợp; n là số loại kiểu gen đồng hợp. Công thức tính số kiểu giao phối (số phép lai) Nếu loài có x kiểu gen về gen A. Số kiểu giao phối là: $C_{n}^{2}+x$
Question: Ở cà chua, alen trội A quy định thân cao, alen lặn a quy định thân thấp. Alen trội B quy định quả tròn, alen lặn b quy định quả bầu dục. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST. Lại cây cà chua thân cao, quả tròn dị hợp với cà chua thân cao, quả bầu dục có kiểu gen $frac{Ab}{ab}.$ F1 thu được 47,5% cao, tròn : 27,5% cao, bầu dục : 2,5% thấp, tròn : 22,5% thấp, bầu dục. Khoảng cách giữa 2 gen là: A. 5 cM B. 10 cM C. 15 cM D. 20 cM
Hướng dẫn
Đáp án B Cây thấp dầu dục $frac{ab}{ab}=abtimes ab=0,225$ $Rightarrow frac{1}{2}times ab=0,225left( dofrac{Ab}{ab}chofrac{1}{2}ab right)$ $Rightarrow ab=AB=0,45$ $Ab=aB=0,05$ Tần số hoán vị $=0,05times 2=0,1=10%$ → khoảng cách giữa hai gen = 10 cM Công thức tính tần số hoán vị gen (1) f = tổng tỉ lệ giao tử hoán vị (2) f = 2 (% số tế bào có hoán vị) (3) Trong lại phân tích: f = Σ% các kiểu hình chiếm tỉ lệ nhỏ (kiểu hình được tạo ra từ giao tử hoán vị). – Nếu các cá thể chiếm tỉ lệ nhỏ có kiểu hình: + Khác kiểu hình của P → kiểu gen của P là dị hợp đều. + Giống kiểu hình của P → kiểu gen của P là dị hợp chéo.
Question: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể vô cùng hiếm xảy ra trong các quần thể tự nhiên B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chứa của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản. C. Nhờ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể được duy trì ở một mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Khi mật độ quá cao, nguồn sống khan hiếm, các cá thể có xu hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở.
Hướng dẫn
Đáp án A Phát biểu sai là A Hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra. Các loài sinh vật phải đấu tranh để sinh tồn, kể cả trong quá trình hợp tác kiếm thức ăn của bầy đàn, các con yếu hơn vẫn thường bị chia phần ít hơn.
Thư viện tài liệu12 Tháng bảy, 2023 @ 3:36 chiều