Họ và tên: …………………………… Lớp: 4….
ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4
Đọc thầm bài đọc sau:
Buổi sáng rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ…
Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều… Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích.
Em thích buổi sáng và cũng thích buổi chiều, nhưng em còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm em yêu nó nhất.
Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, em thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, em thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ. Rồi bố mẹ cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, có củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà em hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân một nắng hai sương.
Em yêu lắm những buổi trưa mùa hè!
Theo Nguyễn Thùy Linh
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Màn sương lãng mạn, không khí trong lành mát mẻ, sự sống đang hồi sinh là miêu tả đặc điểm của cảnh vật vào buổi nào?
A. Buổi sáng C. Buổi chiều
B. Buổi trưa D. Buổi tối
Câu 2: Phần đông mọi người yêu thích buổi chiều vì:
A. Không khí trong lành, mát mẻ. C. Gió thổi nhẹ, sương lam, những vệt sáng đỏ kì quái.
Sự sống đang hồi sinh. D. Được ngắm sương lãng mạn, thưởng thức cơm lam.
Câu 3: Buổi trưa mùa hè có đặc điểm gì khiến tác giả yêu thích nhất?
Nắng vàng rót mật nên thơ. C. Nắng vàng rót mật êm dịu và dễ chịu.
Ấm áp, êm dịu và dễ chịu. D. Nắng như đổ lửa.
Câu 4: Đánh dấu X vào ô trống trước những ý đúng về nội dung bài:
Nhờ có buổi trưa bạn nhỏ trong bài đã hiểu được nỗi vất vả, nhọc nhằn của cha mẹ
Thóc đã được hong khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ, mọi người được no ấm.
Nắng trưa mùa đông ấm áp rất nên thơ.
Câu 5: Qua bài đọc “Em yêu buổi trưa” và dưới cái nắng chói chang oi bức của mùa hè, em cảm nhận được những điều gì từ cuộc sống?
Câu 6: Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Nhờ có buổi trưa này, em đã hiểu ra nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.
Chủ ngữ: ……………………………………………………………………….…………
Vị ngữ: ……………………………………………………………..………..…..……….
Câu 7: Khổ thơ sau giúp em cảm nhận được những điều gì đẹp đẽ, thân thương? Chọn những ý đúng!
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè”
A. Sự vất vả, hi sinh của Bác để đem lại hòa bình cho dân tộc
B. Khổ thơ giúp ta cảm nhận được cuộc sống giản dị, đơn sơ của Bác.
C. Khổ thơ bộc lộ đức tính giản dị của Bác từ thuở thiếu thời.
D. Sống trong ngôi nhà đó, Bác đã lớn lên trong tình yêu thương của gia đình và bà con xóm làng quê Bác.
Câu 8: Đặt câu với 01 từ ngữ nói về lòng dũng cảm
Họ và tên: …………………………… Lớp: 4A2 20/02/2024
ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
MÔN TOÁN – LỚP 4 – ĐỀ 1
Phần I. Trắc nghiệm. Khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Nối mỗi hình với phân số chỉ phần tô đậm của hình đó.
Câu 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
A. Phân số có tử số là 2, mẫu số là 3
B. Phân số có tử số là 5, mẫu số là 3
C. Phân số đọc là bảy phần năm
D. Phân số đọc là ba phần tám
Câu 3. Nối mỗi phép chia với thương của nó viết dưới dạng phân số:
Câu 4. a) Phân số nào dưới đây bằng phân số ?
A. B. C. D.
b) Các phân số ; ; được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:
A. ; ; B. ; ; C. ; ; D. ; ;
Câu 5. Một lớp học có 18 học sinh nữ và 12 học sinh nam. Hỏi số học sinh nam chiếm bao nhiêu phần số học sinh cả lớp ?
A. B. C. D.
Câu 6. Bạn nào sau đây có kết quả ước lượng tính đúng:
A. Hùng B. Loan C. Dũng D. Cả ba bạn đều sai
Phần II. Tự luận
Câu 7. Rút gọn các phân số sau:
a) = ……………………………… b) = ……………………………..
c) = …………………………….
Câu 8. Quy đồng mẫu số các phân số sau:
a) và ………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….……
b) và ………………………………………………………………….….
………………………………………………………………………………….
Câu 9. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 52m, chiều dài hơn chiều rộng 4m. Hỏi diện tích mảnh vườn là bao nhiêu m2 ?
Bài giải
Họ và tên: …………………………… Lớp: 4A2 20/02/2024
ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 – ĐỀ 1
Đọc thầm câu chuyện sau:
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Theo Tâm huyết nhà giáo
|
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào ?
A. Thích chơi hơn thích học. B. Có hoàn cảnh bất hạnh.
C. Yêu mến cô giáo. D. Thương chị.
Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt ?
A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.
C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
D. Nết học yếu nên không thích đến trường.
Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn ?
A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về.
B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của Nết trên báo.
Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết ?
A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.
B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.
C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai
D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.
Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Nếu trong lớp em có một bạn học sinh khuyết tật, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn đó?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên?
A. đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng B. tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ
C. xanh tốt, xinh tươi, thùy mị D. hùng vĩ, dịu dàng, lung linh
Câu 8: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi chỗ chấm ở đoạn văn sau:
Anh Kim Đồng là một …………………………………………. rất …………………. . Tuy không chiến đấu ở …………………., nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức ………………………… . Anh đã hi sinh, nhưng ……………………. sáng của anh vẫn còn mãi mãi.
(can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)
Câu 9: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu nói về nữ anh hùng Võ Thị Sáu
Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước.
– Chủ ngữ: ……………………………………………………………………………………
– Vị ngữ: …………………………………………………………………………………..
…………
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 4 toán, tiếng việt
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
- Bộ Đề thi giữa kì 2 lớp 4 năm 2024 môn toán, tiếng việt CÓ ĐÁP ÁN