BỘ TÀI LIỆU Ôn toán học kì 2 lớp 3, ôn tập học kì 2 tiếng việt lớp 3 UPDATE 2024 LINK DRIVE được soạn dưới dạng file pdf gồm 2 file trang. Các bạn xem và tải ôn toán học kì 2 lớp 3, ôn tập học kì 2 tiếng việt lớp 3 về ở dưới.
1. Văn bản
Văn bản | Nội dung |
Chú hải quân | Ca ngợi chú hải quân luôn hiên ngang, bất chấp mọi khó khăn để bảo vệ biển đảo của Việt Nam. |
Hai Bà Trưng | Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. Qua chú thích về nhà Hán, hiểu giặc ngoại xâm ở bài đọc này là một triều đại ở Trung Quốc ngày xưa. |
Trận đánh trên không | Kể về một trận đánh trên cao, chiếc máy bay Mích của ta đã hạ gục máy bay Mỹ khiến các phi công Mỹ phải nhảy đủ.Bài đọc giới thiệu một mặt trận đặc biệt mặt trận trên cao. |
Ở lại với chiến khu | Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. |
Một mái nhà chung | Mỗi vật, mỗi người có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là bầu trời và ngôi nhà chung là Trái Đất. Hãy yêu và giữ gìn mái nhà chung, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. |
Chuyện của ông Biển | Câu chuyện mượn lời của ông Biển để nói về thực trạng xả rác bừa bãi xuống biển. Qua đó truyền tải thông điệp: Hãy có trách nhiệm bảo vệ biển. |
Em nghĩ gì về Trái Đất | Bài thơ thể hiện mong muốn cuộc sống hoà bình, hữu nghị trên Trái Đất. |
Những bậc đá chạm mây | Bài đọc giải thích sự ra đời và tên gọi của Truông Ghép; ca ngợi ý chí, lỏng quyết tâm và tấm lòng vì cộng đồng của cố Đương. Đây còn là bài học ý nghĩa về việc con người biết dựa vào thiên nhiên và cải tạo thiên nhiên để có cuộc sống tốt. |
Cu-ba tươi đẹp | Ca ngợi thiên nhiên Cu-ba tươi đẹp và bày tỏ tình cảm với đất nước Cuba. |
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua | Kể lại cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa |
TÀI LIỆU ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
các dân tộc. | |
Một kì quan | Ca ngợi vẻ đẹp của khu di tích Ăng-co ở nước bạn Cam-pu-chia. |
Nhập gia tùy tục | Nói về những tục lệ thú vị thể hiện văn hoá độc đáo của người dân Vương quốc Bru-nây; khuyên chúng ta tôn trọng phong tục tập quán của người dân những nơi chúng ta đến thăm. |
Bác sĩ Y-éc-xanh | Ca ngợi lẽ sống cao đẹp của bác sĩ Y-éc- xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại; sẵn sàng gắn bỏ cuộc đời với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. |
Người hồi sinh di tích | Kiến trúc sư Ka-dichcó công lớn trong việc hồi sinh nhiều di tích lịch sử của Việt Nam, góp phần để thế giới công nhận những di tích ấy là Di sản văn hoá thế giới và trở thành những điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. |
2. Tiếng Việt
2.1. Từ
a. Phân loại từ
Từ ngữ chỉ sự vật | – Chỉ người: bác nông dân, cô công nhân, bạn nữ, em nhỏ…- Chỉ con vật: con trâu, con vịt, chuồn chuồn… |
Từ ngữ chỉ hoạt động | – Cười, cầm, cắn, cắt, cúi xuống, cắm hoa, cất giữ…- Kí, kéo co, kiễng chân, tìm kiếm, kiểm tra… |
Từ ngữ chỉ đặc điểm | – Chỉ màu sắc: vàng, trắng, nâu nhạt…- Chỉ hình dáng, kích thước: nhỏ xíu, dài, khổng lồ, tí hon…- Chỉ hương vị: thơm ngát, mặn chát, chua, ngọt… |
b. Một số tên riêng Việt Nam
– Tên riêng địa danh địa lí Việt Nam: Mê Linh,…
– Tên riêng các anh hùng dân tộc của Việt Nam: Trưng Trắc, Trưng Nhị,…
c. Một số tên riêng nước ngoài
– Tên riêng của người nước ngoài: Giét-xi-ca, Mô-ni-ca,…
– Tên riêng địa lí nước ngoài: Lúc-xăm-bua,…
d. Mở rộng vốn từ
– Mở rộng vốn từ về môi trường
Các loài trên Trái Đất | người, cây, chim, cá,… |
Môi trường sống | bầu trời, mặt đất, không khí, nước,… |
Những việc cần làm vì môi trường | bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn nước, giảm khí thải, tiết kiệm điện, tiết kiệm nước,… |
– Mở rộng vốn từ về tình hữu nghị: hợp tác, bạn bè, anh em, thân thiết, hữu nghị, láng giềng, viện trợ, thân thiện,…
2.2. Câu
Câu | Công dụng | Hình thức | Ví dụ |
Câu khiến | nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, mệnh lệnh, …của người nói (người viết) với người khác. | câu thường có các từ ngữ thể hiện yêu cầu (hãy, đừng, chớ…). Cuối câu có dấu chấm than hoặc dấu chấm. | Hà ơi hãy cùng tớ trực nhật ngày mai nhé! |
Câu cảm | dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên…) đối với người nghe hoặc sự vật, hiện tượng được nói tới trong câu. | các từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc (ôi, ối, ủa, ái chà, chao ôi,…) Cuối câu có dấu chấm than. | Món ăn này ngon tuyệt! |
Câu kể | dùng để miêu tả, kể hoặc nêu nhận định, đáng giá, phán đoán… về người, sự vật, sự việc, hiện tượng. | kết thúc bằng dấu chấm và thường có các từ mang ý nghĩa khẳng định hoặc phủ định (có, không, chưa…) | Chim họa mi là ca sĩ của rừng xanh. |
Câu hỏi | Đặc điểm | Ví dụ |
Bằng gì? | Hỏi về chất liệu, phương tiện. | Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng gì? |
Để làm gì? | Hỏi về mục đích. | Hà dậy sớm tập thể dục cùng mẹ để làm gì? |
Vì sao? | Hỏi về nguyên nhân. | Vì sao trời lại có mưa? |
2.3. Dấu câu
Dấu câu | Tác dụng | Vị trí |
Dấu ngoặc kép | đánh dấu lời nói trực tiếp, đánh dấu phần trích dẫn, đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. | đầu câu giữa câu cuối câu |
Dấu hai chấm | báo hiệu lời nói trực tiếp, báo hiệu phần giải thích, báo hiệu phần liệt kê. | cuối câu giữa câu |
Dấu chấm than | thể hiện cảm xúc diễn đạt với âm lượng lớn (hét to, la làng), và thường là dấu kết thúc câu cảm thán hoặc câu cầu khiến | cuối câu |
Dấu gạch ngang | đánh dấu lời nói trực tiếp, đánh dấu phần chú thích, đặt trước cái ý trong một phép liệt kê | đầu câu giữa câu |
2.4. So sánh
Có thể so sánh hai sự vật có một hoặc một vài đặc điểm giống nhau. Để so sánh các sự vật cần dùng từ so sánh.
Ví dụ:
Sự vật 1 | Từ so sánh | Sự vật 2 |
Trái nhót | như | ngọn đèn tín hiệu |
Quả cà chua | như | cái đèn lồng nhỏ xíu |
Quả ớt | như | ngọn lửa đèn dầu |
3. Tập làm văn
3.1. Viết về người anh hùng
Gợi ý:
– Người đó là ai?
– Người đó tài giỏi và có chí lớn như thế nào?
– Người đó có công lao hoặc đóng góp gì?
– Tình cảm của em đối với người anh hùng đó?
– Gắn tranh ảnh em sưu tầm vào đoạn viết.
3.2. Viết thư làm quen
Về hình thức:
– Bức thư cần có địa chỉ, ngày, tháng, năm; lời đầu thư, lời cuối thư, kí tên.
Về nội dung:
– Em tự giới thiệu về mình.
– Nói lí do viết thư.
– Trả lời một số câu hỏi các bạn đã đặt ra.
– Bày tỏ tình cảm của em với bạn.
3.3. Viết đoạn văn miêu tả một nhân vật mà em yêu thích
Gợi ý:
Em chọn nhân vật nào?
Nhân vật đó có đặc điểm gì khiến em yêu thích? (đặc điểm về hình dáng, về nét mặt, cử chỉ, dáng điệu, hành động)?
II. Sai lầm thường gặp:
1. Lỗi không dùng dấu câu hoặc dùng dấu câu sai vị trí
a. Nguyên nhân và ví dụ
– Đó là lỗi mà dấu câu sử dụng không hợp lý, không đúng quy tắc hoặc học sinh không dùng
dấu câu ở những chỗ cần thiết.
– Nguyên nhân của các lỗi là do các học sinh đã không nhớ các tác dụng của từng dấu câu.
Việc học sinh không sử dụng dấu câu gây khó khăn cho việc giao tiếp bởi người đọc không
thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung các em cần truyền đạt, thậm chí có các trường hợp
không xác định được ý hoặc hiểu sai ý các em muốn truyền đạt.
– Cách khắc phục:
Sau khi viết câu, em cần đọc lại mỗi câu xem đã đủ ý chưa, xác định câu sao cho đủ ý
để người đọc có thể hiểu được nội dung của câu đó.
Em cần nhớ và hiểu rõ tác dụng của tất cả các dấu câu đã học.
– Ví dụ:
Sáng nay tôi dậy hơi muộn tôi thấy cánh cửa hé mở tôi không hiểu chuyện gì, tôi gọi cún con ra sân tập thể dục nhưng chẳng thấy cún con đâu tôi chạy đi tìm cún con bỏ đi rồi.
b. Bài tập tự luyện
Chỉ ra các lỗi sai về dấu câu trong các câu sau và sửa lại:
a. Những đồ vật không thể thiếu trong nhà bếp là, dao, thớt, chảo, nồi,…
b. Đi khắp bảo tàng, ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ đầm ấm của một ngôi nhà
Hướng dẫn giải bài tập tự luyện
Lỗi sai | Sửa lại |
Dùng sai dấu câu (dùng dấu phẩy sau từ “là” để liệt kê) | Những đồ vật không thể thiếu trong nhà bếp là: dao, thớt, chảo, nồi,… |
Thiếu dấu câu | Đi khắp bảo tàng, ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung – ngôi nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. |
2. Lỗi sai khi viết tên riêng nước ngoài a. Nguyên nhân và ví dụ
– Không nhớ quy tắc viết tên riêng nước ngoài.
– Quy tắc viết tên riêng nước ngoài: Khi viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
b. Bài tập tự luyện
Bài 1: Đọc đoạn văn sau rồi viết lại cho đúng những tên riêng trong đoạn:
Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về ác-boa để lu-i Paxtơ có thể tiếp tục đi học. ác boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.
(Theo Đức Hoài)
Hướng dẫn giải bài tập tự luyện
Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i Pa-xtơ có thể tiếp tục đi học. Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.
III. Luyện tập
Câu 1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi dưới đây: Hai Bà Trưng
Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,… Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy bèn lập mưu giết chết Thi Sách.
Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tường cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời:
– Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.
Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
(Theo Văn Lang)
a. Tìm những chi tiết cho thấy tội ác của giặc ngoại xâm?
b. Theo em, vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
c. Hình ảnh Hai Bà Trưng và đoàn quân ra trận được miêu tả hào hùng như thế nào?
d. Nêu cảm nghĩ của em về hai vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà.
Câu 2. Chọn chữ cái hoặc tiếng thích hợp điền vào chỗ trống
a. Chọn tr hoặc ch
Có …ú bé ba tuổi
Vẫn chẳng …ịu nói, cười Thấy giặc Ân xâm lược …ợt vụt cao gấp mười.
Cưỡi ngựa, vung roi sắt
Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 – Trang | 8 –
Ra …ận, chú hiên ngang Roi gãy, nhổ …e làng Quật tới tấp, giặc tan.
(Theo Phan Thế Anh)
b. Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn
Vùng đảo ấy bấy giờ
Không thuyền bè qua … (lại/lạy) Sóng mù mịt bốn bề
… (Ai/Ay) mà không sợ … (hãi/hãy) … (Mai/May) An Tiêm không … (ngại/ngạy)
Có trí, có đôi … (tai/tay) Có nước, có đất trời Lo gì không sống nổi!
(Theo Nguyễn Sĩ Đại) Câu 3. Viết đoạn văn kể về một sinh hoạt trong gia đình em (bữa cơm gia đình, nghe ông bà kể chuyện, chăm sóc cây xanh,…)
Hướng dẫn giải Câu 1.
a. Giặc ngoại xâm thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt
dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo,
cá sấu, thuồng luồng,…
b. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vì không thể đứng nhìn cảnh nhân dân bị áp bức, bóc lột
dã man. Một lý do nữa là vì chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị giặc lập mưa sát hại.
c. Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu
búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ấn hiện của Hai bà. Tiếng trống đồng dội lên
vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
d. Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình. Ví dụ:
Họ là những người đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, đã đánh đuổi được Thái thú của nhà Hán về nước, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ. Sự anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta. Em rất tự hào và kính phục họ.
Câu 2.
Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 – Trang | 9 –
Có chú bé ba tuổi
Vẫn chẳng chịu nói, cười Thấy giặc Ân xâm lược Chợt vụt cao gấp mười.
Cưỡi ngựa, vung roi sắt Ra trận, chú hiên ngang Roi gãy, nhổ tre làng Quật tới tấp, giặc tan.
(Theo Phan Thế Anh)
b.
Vùng đảo ấy bấy giờ Không thuyền bè qua lại Sóng mù mịt bốn bề Ai mà không sợ hãi Mai An Tiêm không ngại Có trí, có đôi tay
Có nước, có đất trời Lo gì không sống nổi!
(Theo Nguyễn Sĩ Đại)
Câu 3.
Về hình thức
– Đảm bảo kết cấu của một đoạn văn.
– Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
Về nội dung
Một số gợi ý:
– Một sinh hoạt trong gia đình em là gì:
– Việc đó diễn ra vào lúc nào?
– Việc đó diễn ra như thế nào?
– Cảm xúc của em với việc đó?
Link tải :
CHÚC THẦY CÔ, CÁC EM THÀNH CÔNG!