THỰC HIỆN SỬ DỤNG TÀI LIỆU TÍCH HỢP GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC MÔN HỌC (TIẾNG VIỆT, ĐẠO ĐỨC, HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM) – LỚP 4
NĂM HỌC 2023-2024
Căn cứ Công văn số 3301/ SGDĐT-GDMN-TH ngày 19/12/223 của Sở GDĐT Bình Định v/v Về việc sử dụng tài liệu hướng dẫn giáo viên tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học trong các môn học (Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm) ban hành theo Quyết định số 4246/QĐ-BGDĐT ngày 11/12/2023 của Bộ GDĐT
Căn cứ Hướng dẫn số 1409/PGDĐT Phù Cát ngày 21/12/2023 của Phòng GDĐT Phù Cát Về việc sử dụng tài liệu hướng dẫn giáo viên tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học trong các môn học (Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm)
Căn cứ kế hoạch số …/KH-TH ngày …/…/202.. của Trường TH số 1 Cát Tân về Kế hoạch tổ chức dạy học lồng ghép nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học, năm học: 2023-2024
Khối 4, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện sử dụng tài liệu tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học trong các môn học Tiếng Việt, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm lớp 4 năm học: 2023-2024.
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I. MỤC ĐÍCH
Thực hiện việc sử dụng tài liệu tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học trong các môn học (Tiếng Việt, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm) lớp 4 trong nhà trường tiểu học chính là để góp phần giáo dục cho học sinh lý tưởng cách mạng: những ước mơ giản dị, gần gũi với tâm sinh lý lứa tuổi, có niềm tin, thái độ tích cực và luôn cố gắng vươn lên trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục đạo đức, lối sống làm cho các quy tắc, các chuẩn mực đạo đức, của lối sống xã hội được cá nhân nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ hơn, góp phần điều chỉnh hành vi của con người phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội.
Đối với HS tiểu học GD lý tưởng CM, đạo đức, lối sống đơn giản là giáo dục đạo đức, pháp luật, làm cho học sinh có tinh thần yêu nước, thật sự say mê học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật, kính thầy, yêu bạn, có nếp sống lành mạnh, biết tôn trọng pháp luật để HS thực sự trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, nhân tố quan trọng góp phần quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước và được tiến hành lồng ghép thông qua nội dung các bài học đã có trong chương trình, sách giáo khoa và thông qua các hoạt động ngoại khóa: Tham quan di tích lịch sử; bảo tàng, nhà truyền thống, đơn vị lực lượng vũ trang; tổ chức trại hè, đọc sách, nghe, thi kể chuyện truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu về lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng dạy học lý thuyết gắn thực tiễn, tăng cường các hoạt động vận dụng của học sinh
II. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIÊM CỦA GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
– Đó chính là giúp các em biết về các chuẩn mực hành vi, có thái độ đúng đắn và thực hiện các chuẩn mực hành vi đó. Nói cách khác, giáo dục lý tưởng CM, ĐĐLS với học sinh tiểu học đòi hỏi các em không những biết, thừa nhận sự cần thiết của chuẩn mực hành vi mà còn thực hiện hành vi theo sự hiểu biết của mình với động cơ, tình cảm tích cực.
– HS tiểu học về cơ bản dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Do đó cần phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các em thông qua chương trình hành động đa dạng, thiết thực và hiệu quả. Quá trình giáo dục lý tưởng CM, ĐĐLS cho HS đòi hỏi phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa quá trình dạy học các môn học với quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, giữa giáo dục trên lớp, trong trường với giáo dục ngoài nhà trường được thực hiện linh hoạt, thông qua nhiều hình thức đa dạng, ghi nhận sự tiến bộ của HS; động viên, khuyến khích HS tích cực, nỗ lực rèn luyện.
III. NỘI DUNG GIÁO DỤC
Giáo dục lý tưởng CM, đạo đức, lối sống cho HS là quá trình tác động lâu dài nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi cá nhân của HS gồm 05 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy
Tu dưỡng đạo đức, rèn luyện lối sống tích cực, văn minh, nhân ái
Tự giác chấp hành nội quy, quy định của gia đình, trường, lớp, nơi công cộng
Đoàn kết, quan tâm đến bạn bè, thầy cô giáo, người thân
Trung thực, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện
Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
– Có ý thức và hành động thiết thực để giữ gìn, bảo vệ cảnh quan trường lớp, gia đình, nơi cư trú
Tự giác chia sẻ, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn
B. THỰC HIỆN TÍCH HỢP GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC MÔN HỌC Ở LỚP 4:
I. NỘI DUNG TÍCH HỢP
1. MÔN TIẾNG VIỆT (SÁCH CÁNH DIỀU)
Tuần
|
Bài
|
Yêu cầu cần đạt
|
Nội dung tích hợp
|
Ghi chú
|
Tuần
2 |
Bài đọc 3: Vệt phấn trên mặt bàn | Đọc diễn cảm văn bản, nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc. | GD học sinh biết yêu quý bạn bè, quan tâm và cảm thông với bạn bè. | Tích hợp vào HĐ Luyện đọc nâng cao |
Bài đọc 4: Những vết đinh | Biết đặt mình vào vị trí của người khác để lựa chọn những cách ứng xử phù hợp. | GD học sinh biết yêu thương mọi người. Tránh làm tổn thương người khác. | ||
Tuần |
Bài đọc 1: Văn hay chữ tốt | Nêu được những điều học tập được từ nhân vật Cao Bá Quát | Ca ngợi lòng quyết tâm, sự kiên trì và tài năng của Cao Bá Quát. Từ đó thể hiện sự tự hào về truyền thống, về các danh nhân của đất nước. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu |
Nói và nghe: Kể chuyện: Tấm huy chương | Biết bày tỏ sự yêu thích, khâm phục sự nỗ lực của nhân vật. | GD HS đức tính chăm chỉ, bền bỉ, tinh thần vượt khó, nỗ lực vượt lên chính mình. | Tích hợp vào bài tập 2 | |
Tuần
4 |
Bài đọc 3: Cô giáo nhỏ | -Biết bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về nhân vật trong câu chuyện | GD học sinh biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống để giúp đỡ người thân và bạn bè. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu |
Tuần
5 |
Bài đọc 1: Cau | Biết cảm nhận những chi tiết miêu tả hình dáng, đặc điểm cây cau, qua đó ca ngợi những phẩm chất tốt đep của con người | GD học sinh thật thà, ngay thẳng trong học tập. | Tích hợp vào HĐ đọc hiểu |
Bài đọc 2: Một người chính trực | Biết cảm nhận những chi tiết cho thấy cốt cách chính trực của Tô Hiến Thành; biết chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân với mọi người. | GD học sinh thật thà, ngay thẳng trong học tập và trong cuộc sống; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu | |
Tuần
6 |
Bài đọc 3: Những hạt thóc giống | Nêu tình cảm và suy nghĩ của bản thân về nhân vật trong câu chuyện | Ca ngợi đức tính trung thực và lòng dũng cảm của cậu bé Chôm trong câu chuyện | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu |
Tuần
7 |
Bài đọc 1: Những thư viện đặc biệt | Hiểu được thông điệp: Sách là tài sản quý giá của nhân loại và chính là kho báu của tuổi thơ | GD học sinh ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu |
Tuần 8
|
Bài đọc 3: Người thu gió | Biết bày tỏ sự yêu thích với tấm gương ham học hỏi và đầu óc sáng tạo của nhân vật trong câu chuyện. | GD học sinh có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào trong đời sống hằng ngày. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu |
Tuần 10
|
Luyện từ và câu: Động từ | Nêu được các việc làm hằng ngày ở nhà hoặc ở trường và niềm vui khi lao động | GD học sinh thường xuyên tham gia các công việc của gia đình vừa sức với bản thân | Tích hợp vào bài tập 2 |
Tuần 11
|
Bài đọc 3: Nếu chúng mình có phép lạ | Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng ở một số từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc | GD HS đọc thể hiện được tình cảm yêu thương, khát vọng hoà bình, bình yên cho Trái Đất với giọng dứt khoát, tự hào. | Tích hợp vào HĐ luyện đọc nâng cao |
Tuần 12
|
Bài đọc 1: Người cô của bé Hương | Cảm nhạn được tình cảm và sự quan tâm của nhân vật bạn nhỏ dành cho người cô của mình. | Có tình cảm gắn bó thương yêu những người thân yêu trong gia đình, họ hàng. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu |
Tuần 13
|
Góc sáng tạo: Tình làng nghĩa xóm | Kể lại được những việc đã làm để giúp đỡ hàng xóm và chia sẻ được cảm xúc qua sự việc | GD HS biết yêu thương, quan tâm đến mọi người. | Tích hợp vào bài tập 1 |
Tuần 14
|
Bài đọc 1: Ông Yếu Kiêu | -Biết bày tỏ sự yêu thích đối với các chi tiết hay trong câu chuyện. -Hiểu thông điệp trong lời nói của nhân vật, biết chia sẻ suy nghĩ của bản thân với người khác. |
GD học sinh yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, khâm phục những người anh hùng cứu nước. | Tích hợp vào HĐ đọc hiểu |
Tuần 15
|
Bài đọc 3: Ba nàng công chúa | -Biết bày tỏ sự yêu thích đối với các chi tiết hay trong câu chuyện. | GD học sinh tinh thần yêu nước, yêu quý, cảm phục những người có công bảo vệ đất nước. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu |
Tuần 16
|
Bài viết 1: Luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em thích | Viết được đoạn văn nêu lí do vì sao mình thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe | GD HS có cách biểu đạt tình cảm với những nhân vật mình thích hoặc không thích qua cách viết các câu nêu tình cảm, lí do yêu thích, cách dùng từ ngữ biểu cảm. | Tích hợp vào bài tập 1,2,3. |
Nói và nghe: Kể chuyện: Cứu người trước đã | – Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện – Cảm nhận được tấm lòng nhân ái của người thầy thuốc: coi việc cứu người là thiên liên, quan trọng hơn tất cả. |
GD học sinh biết yêu thương, quan tâm đến mọi người, biết giúp đỡ những người đau ốm. | Tích hợp vào bài tập 3 | |
Bài đọc 2: Để học tập tốt. | -Có ý thức rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ. | – Tự giác trong luyện tập thể dục để rèn luyện sức khoẻ, xây dựng đất nước. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu | |
Tuần 19
|
Bài đọc 1: Món quà | Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, chi tiết giàu cảm xúc | GD HS biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn. | Tích hợp vào HĐ đọc hiểu |
Nói và nghe: Kể chuyện: Giếng nước của Rai – ân | Biết kết hợp lời kể,cử chỉ, điệu bộ nét mặt,… trong khi kể chuyện. | GD HS biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn vùng sâu, vùng xa. | Tích hợp vào BT 2 | |
Tuần 20
|
Bài đọc 3: Những hạt gạo ân tình | Cảm nhận được nghĩa cử cao đẹp của bộ đội Việt Nam dành cho nhân dân Cam-pu-chia và tình cảm yêu mến của nhân dân Cam-pu-chia dành cho bộ đội Việt Nam. – Biết bày tỏ cảm nghĩ về một số chi tiết xúc động trong bài. |
GD HS trân trọng, tự hào về những đóng góp to lớn của bộ đội Việt Nam giúp đất nước và giúp người dân Cam-pu-chia thoát khỏi thảm họa diệt chủng. | Tích hợp vào HĐ đọc hiểu |
Bài viết 3: Viết thư thăm hỏi | Viết được lá thư thể hiện tình cảm của bản thân dành cho người nhận thư qua cách sử dụng từ xưng hô, lời chào, lời chúc, lời hẹn,… | GD HS biết yêu thương, chia sẻ, động viên, quan tâm đến người thân, bạn bè, thầy cô,… | Tích hợp vào HĐ luyện tập, thực hành. | |
Nói và nghe: Trao đổi: Lòng nhân ái | Biết xúc động trước tình cảm và các hoạt động thể hiện lòng nhân ái. – Biết mạnh dạn bày tỏ ý kiến, cảm xúc cá nhân về lòng nhân ái. |
GD HS yêu quý, trân trọng những người có lòng nhân ái; đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi,.. | Tích hợp vào BT | |
Tuần 21
|
Bài đọc 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. | Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh người chiến sĩ trong bài thơ. | GD HS biết ơn, kinh trọng những người chiến sĩ dũng cảm trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu |
Bài đọc 2: Xả thân cứu đoàn tàu | – Phát hiện được một số chi tiết xúc động trong bài. – Biết chia sẻ cảm xúc của mình với thầy cô, bạn bè,.. |
– GD HS thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, quy ước tập thể. Nhắc nhở người thân chấp hành các quy định, quy ước nơi công cộng. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu | |
Tuần 23
|
Bài đọc 1: Đàn bò gặm cỏ. | Nêu được cảm nhận về những hình ảnh đẹp, những từ ngữ hay trong bài. | GD HS biết quý trọng người lao động, yêu lao động, chăm chỉ lao động và học tập, có trách nhiệm với công việc. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu |
Nói và nghe: kể chuyện: Chuyện của loài chim. | Thể hiện được lời kể bằng từ ngữ phù hợp, giọng kể diễn cảm, động tác và nét mặt phù hợp với câu chuyện. | GD HS yêu đất nước, tự hào về những thay đổi từng ngày của đất nước ta. | Tích hợp vào BT 2 | |
Bài đọc 2: Người của giàn khoan | – Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ – Biết bày tỏ niềm tự hào về những công trình xây dựng đất nước, tình cảm yêu mến đối với những người góp sức xây dựng đất nước. |
– GD HS biết trân trọng người lao động, chăm lao động; vui mừng vì sự thay đổi từng ngày của đất nước. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu | |
Tuần
24 |
Bài đọc 3: Đoàn thuyền đánh cá | – Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ, hình ảnh đẹp trong bài thơ. – Biết liên hệ nội dung bài thơ với thực tiễn xây dựng đất nước. |
GD HS tự hào về đất nước giàu đẹp và người lao động Việt Nam cần cù, yêu lao động, lạc quan. | Tích hợp vào HĐ đọc hiểu |
Tuần
25 |
Bài đọc 1: Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán. | – Biết thể hiện lòng tự hảo với những thắng lợi hào hùng trong lịch sử bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta – Biết bày tỏ sự kính trọng, khâm phục đối với tài trí và công lao to lớn của Ngô Quyền. |
– GD HS yêu quê hương, tổ quốc, tự hào về lịch sử giữ nước của nhân dân ta. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu |
Tuần 26
|
Bài đọc 4: Trường Sa | – Cảm nhận được những hình ảnh về biển đảo Trường Sa và các chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo. – Biết bày tỏ cảm nghĩ về một số chi tiết xúc động trong bài. |
GD HS yêu quê hương, đất nước, tự hào về đất nước; Yêu quý và biết ơn các chiến sĩ bảo vệ biển đảo. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu |
Góc sáng tạo: Những trang sử vàng | – Biết chọn một số thông tin nổi bật để giới thiệu, viết có cảm xúc | GD HS tự hào về những trang sử chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta, biết ơn các liệt sĩ và những người có công với đất nước, có ý thức phấn đấu để trở thành công dân tốt. | Tích hợp vào BT1, 2 | |
Tuần
28 |
Bài đọc 1: Chiến công của những du kích nhỏ | Nêu được tình cảm, suy nghĩ dành cho nhân vật trong câu chuyện. | Ngợi ca long yêu nước, sự mưu trí, dũng cảm và chiến công của các đội viên du kích thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó giáo dục HS yêu quê hương đất nước, biết ơn những người có công với đất nước. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu |
Tuần 30
|
Bài đọc 2: Đường đi Sa Pa | Biết bày tỏ sự yêu thích những hình ảnh đẹp trong bài; Biết chia sẻ cảm xúc với mọi người. | GD HS yêu thiên nhiên, có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu |
Tuần 31
|
Bài đọc 4: Bức mật thư | Đọc diễn cảm văn bản, nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc. | Đề cao sự ham thích tìm tòi, khám phá của các nhà thám hiểm. Qua đó giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, lòng ham muốn khám phá thế giới. | Tích hợp vào HĐ Luyện đọc nâng cao. |
Tuần 33
|
Bài viết 4: Luyện tập thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia | Viết được đoạn văn thuật lại việc được chứng kiến hoặc tham gia | GD HS vận dụng những điều đã học vào thực tế, ý thức về các hoạt động học tập, trải nghiệm. | Tích hợp vào BT 1 |
Tuần 34
|
Bài đọc 6: Một trí tuệ Việt Nam | Cảm nhận được ý nghĩa của các chi tiết tiêu biểu nhất trong cuộc đời hoạt động của bác sĩ Tôn Thất Tùng. | GD HS tự hào về trí tuệ, tài năng của con người Việt Nam. Trân trọng sự đống góp của bác sĩ Tôn Thất Tùng cho y học và đất nước. | Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu |
2. MÔN ĐẠO ĐỨC (SÁCH CÁNH DIỀU)
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
- KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN TÍCH HỢP GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC MÔN HỌC (ĐẠO ĐỨC, TIẾNG VIỆT, HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM) NĂM 2023 – 2024
- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SỬ DỤNG TÀI LIỆU TÍCH HỢP GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC MÔN HỌC (TIẾNG VIỆT, ĐẠO ĐỨC, HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM) – LỚP 4