KỊCH BẢN TỔ CHỨC 22/12 “Ngày hội thiếu nhi vui khỏe- Tiếp bước cha anh” Chào mừng 78 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file theo links.
KỊCH BẢN TỔ CHỨC 22/12 “Ngày hội thiếu nhi vui khỏe- Tiếp bước cha anh”
KỊCH BẢN TỔ CHỨC 22/12
“Ngày hội thiếu nhi vui khỏe- Tiếp bước cha anh”
Chào mừng 78 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
…………………………………………..
- Chào cờ:
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu:
Kính thưa các thầy cô giáo- thưa toàn thể các em HS thân mến!
Ngày (22/12/1944 và ngày 22/12/1989) đánh dấu sự kiện quan trọng của nhân dân Việt Nam, đó là năm Quân Đội nhân dân Việt Nam ra đời, Ngày hội quốc phòng toàn dân. Từ đó đến nay quân đội ta đã trải qua bao thăng trầm nhưng vinh quang luôn đi cùng lịch sử của dân tộc.
Quá trình xây dựng, trưởng thành và truyền thống chiến đấu, chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam 78 năm qua; khẳng định vai trò, công lao, đóng góp to lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam trong công tác quốc phòng toàn dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; những bài học kinh nghiệm về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong tình hình mới.
Hòa trong không khí phấn khởi, tự hào của toàn Đảng, toàn Dân và toàn Quân ta, hôm nay- Thầy trò trường Tiểu học Cẩm Hoàng
Tổ chức “Ngày hội Thiếu nhi vui khỏe- Tiếp bước cha anh” là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, tạo điều kiện cho các em đội viên, thiếu nhi thể hiện tài năng, năng khiếu; nhằm nâng cao ý thức phấn đấu của thiếu nhi toàn Liên đội mong muốn được nói gương cha anh đi trước.
Đến dự với buổi Lễ hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu:
Cô Trịnh Thị Ngân – BT chi bộ –HT nhà trường. Cô Nguyễn Thị Tâm- Phó Bt chi bộ – Phó HT nhà trường cùng các thầy cô giáo và 706 em HS đã có mặt tại đây. Chúc Ngày hội của chúng ta hôm nay thật nhiều niềm vui.
- Ôn lại truyền thống vẻ vang của quân đội ta.
Chủ đề “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”
Kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể các em HS thân mến!
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trường kỳ của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, thiếu niên, nhi đồng trong cả nước theo lời dạy của Bác Hồ “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, thi đua học và hành cùng tham gia khánh chiến giành thắng lợi vẻ vang” Theo lời dạy của Bác- Hệ thống tổ chức Đoàn, Đội phát triển rộng khắp từ Bắc đến Nam, ngay cả trong các vùng bị thực dân Pháp tạm chiếm đóng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Tại Thủ đô Hà Nội cũng như ở các thành phố, thị xã như Hải Phòng, Hải Dương, Vinh, Huế, Đà Nẵng… tiếng súng giết giặc của quân dân ta từ già đến trẻ rền vang. Với lực lượng lớn, vũ khí hiện đại, giặc Pháp tưởng như sẽ dễ dàng đè bẹp quân dân Hà Nội. Nhưng điều ngược lại là chúng càng đánh càng chịu những thất bại nặng nề. Tuổi trẻ và nhân dân Thủ đô đã nêu cao tinh thần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh” và thề “Sống chết với Thủ đô”. Tại Bắc Bộ Phủ, nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một đại đội vệ quốc quân và 20 thanh niên tự vệ đã nêu quyết tâm chiến đấu đến cùng: “Chúng tôi còn, Bắc Bộ Phủ còn”. Chiều ngày 20-12-1946, sau bao lần tấn công thất bại, giặc Pháp huy động 300 lính và 18 xe tăng mở trận đánh lớn vào Bắc Bộ Phủ. Các chiến sĩ ta chiến đấu hết sức ngoan cường, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của giặc, tiêu diệt tại chỗ hơn 150 tên, bắn cháy 4 xe tăng. Theo lệnh cấp trên, chính trị viên trẻ tuổi Lê Gia Định cho bộ đội và thanh niên tự vệ rút quân để bảo toàn lực lượng chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Lê Gia Định tình nguyện ở lại chặn địch. Anh đã dùng bom tiêu diệt xe tăng địch và hy sinh anh dũng. Tổ quốc ghi công truy tặng anh danh hiệu vẻ vang: “Cảm tử quân số 1” của Thủ đô.
Các Đội thiếu niên giết giặc, Đội thiếu niên chiến đấu, Đội thiếu niên tuyên truyền xung phong, Đội thiếu niên quyết tử, cảm tử… được thành lập ở Sài Gòn, Đồng Tháp Mười, Biên Hòa, Cần Thơ và khắp các tỉnh… Hàng nghìn đơn vị du kích xã, ấp phường được thành lập, theo đó các Đội thiếu niên đã noi gương các anh chị thanh niên làm nhiệm vụ kháng chiến tuỳ theo sức của mình.
Một trong những Đội thiếu nhi hoạt động tích cực của các tỉnh Nam Bộ lúc ấy là Đội thiếu nhi Biên Hòa do các anh Hồ Thiện Ngôn và Thanh Sơn phụ trách. Đội tập họp các toán thiếu nhi từ các cơ quan tỉnh Đoàn, Trung đoàn 310, Ty Công an, Ty Thông tin tuyên truyền, cơ quan Hội Phụ nữ và một số huyện sở tại ở căn cứ kháng chiến. Tổ chức Đội cho ra tập san “Măng non” và ban văn nghệ đi biểu diễn tại nhiều xã, huyện như Tân Uyên, Mỹ Lộc, Châu Thành, Vĩnh Cửu… có khi còn luồn sâu vào ven đô Sài Gòn tạm bị chiếm. Những bài hát, bài thơ cách mạng từ các em vang lên chẳng những thu hút bè bạn của các em khắp các vùng mà còn góp phần tạo nên không khí kháng chiến sôi động trong đồng bào các giới.
Một sự kiện rất có ý nghĩa gây xúc động cho thế hệ trẻ và đồng bào cả nước là bài văn vần của Bác Hồ kính yêu lần đầu tiên đăng trên báo Nhân Dân ra ngày 29-5-1952, sau đó được Đài tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh Matscơva (Liên Xô) phát lại nhiều lần khen ngợi em Đỗ Văn Sinh (Bí danh là Dinh) mới hơn 10 tuổi quê ở thôn Tự Tiên, xã Tiên Minh (Tiên Lãng – Hải Phòng) mặc dù bị giặc tra tấn dã man nhưng kiên quyết không khai để bảo vệ các anh chị du kích dưới hầm bí mật. Hôm đó, giặc đi càn, chúng phát hiện ra một căn hầm bí mật nằm ở giữa bụi tre lớn. Chúng cuốc hầm nhưng bụi tre chắc quá nên chúng chỉ khoét được một lỗ nhỏ một người chui lọt và moi lên được mấy bộ quần áo nâu. Đoán chắc trong hầm có du kích, bọn giặc kêu gọi những người dưới hầm đầu hàng, sau đó lại dùng rơm đốt và quạt khói. Chúng dẫn Sinh đến vừa đe dọa vừa dỗ dành rồi bắt Sinh xuống hầm tìm xem có bộ đội, du kích hay không. Nếu nói dối chúng sẽ bắn chết.
Download file “Ngày hội thiếu nhi vui khỏe- Tiếp bước cha anh” Chào mừng 78 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Thư viện tài liệu27 Tháng mười một, 2023 @ 11:02 sáng