Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao năng lực cho học sinh ở lớp 4A3 trường Tiểu học Lê Quý Đôn
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Đề tài: “Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao năng lực cho học sinh ở lớp 4A3 trường Tiểu học Lê Quý Đôn”
PHẦN I: Mở đầu
- Lí do chọn đề tài:
Là một giáo viên thực hiện công tác giảng dạy trong ngành giáo dục đã lâu, tôi luôn nhận thức được việc học rất có ý nghĩa với học sinh và với toàn xã hội. Bởi giáo dục là thước đo cho mọi chuẩn mực xã hội. Bản thân đã xác định được vai trò của giáo dục như thế nên luôn coi trọng xứ mệnh nghề giáo của mình. Nhất là người giáo viên Tiểu học, bởi vì bậc Tiểu học là bậc nền tảng cho cả một thế hệ mới, thế hệ của tương lai. Nếu ngay từ khi còn nhỏ, trẻ được đào tạo một cách đầy đủ cả về kiến thức và nhân cách chuẩn mực thì khi lớn lên sẽ rất có ích cho xã hội. Với tầm quan trọng đó mà vai trò của người giáo viên Tiểu học luôn được chú trọng cả về chất và lượng. Nhất là những giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Thông thường giáo viên chủ nhiệm lớp thường dạy hầu hết các môn học ở Tiểu học, có rất nhiều thời gian trên lớp mình, có trách nhiệm trực tiếp tổ chức dạy học, giáo dục và tổ chức, hướng dẫn thực hiện mọi hoạt động giáo dục của lớp mình chủ nhiệm. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm ở bậc tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải là người có năng lực, kinh nghiệm và uy tín, có khả năng tổ chức tốt công tác dạy học và giáo dục học sinh của một lớp. Bên cạch đó rất cần sự nhiệt tình sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, tâm lý giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ học sinh. Giáo viên chủ nhiệm vừa là người thầy vừa là người bạn của học trò. Để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm Bậc Tiểu học phải là một “Người thầy tổng thể” là người thầy mẫu mực, tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Ngày nay đất nước đang trên đà phát triển, xã hội ngày càng hiện đại với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, đời sống của người dân đã từng bước được nâng cao, việc học hành của con em cũng được chú trọng rất nhiều. Nhưng không phải là đã hết những tình trạng nghỉ học, tình trạng mất tập trung, hay tình trạng học sinh không hoàn thành chương trình lớp học… Đó là điều tôi luôn, trăn trở về mạch kiến thức của các em. Là người trưc tiếp giảng dạy các em tôi luôn suy nghĩ về điều này và cần phải có biện pháp phù hợp, nhanh chóng để thu hút sự yêu thích học tập của các em, để các em đến trường mà thấy vui như ở nhà. Vì vậy tôi đã đi đến chọn giải pháp : “Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao năng lực cho học sinh ở lớp 4A3 trường Tiểu học Lê Quý Đôn”
Phần II: Nội dung
- Thực trạng:
Đầu năm nhận lớp qua quá trình tìm hiểu và thăm nắm tôi nhận thấy đây là một năm học với nhiều vất vả khó khăn. Do đó tôi bắt đầu nhận định những khó khăn, phân loại khó khăn mà đưa ra những giải pháp phù hợp, kịp thời.
Khó khăn về kinh tế gia đình.
Lớp của tôi có một số em là con của gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ làm thuê theo thời vụ, vì lo gánh nặng kinh tế gia đình, mà thờ ơ việc học tập của con em, giao phó cho giáo viên, điều đó một phần có ảnh hưởng đến sự phát triển một số năng lực của học sinh (tự phục vụ, tự quản, giao tiếp…)
Trong lớp còn có những em nhà ở xa, bố mẹ đi làm ở nơi khác, các bạn ấy phải ở nội trú, một tuần chỉ về nhà một lần, thậm trí là cả tháng mới về nhà cùng bố mẹ, mọi việc phó mặc cho thầy cô và nơi ở nội trú đây cũng là một nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển năng lực của các em.
Khó khăn về thiếu sự chuyên cần
Trong lớp, các em có thói quen hay nghỉ học rải rác trong tuần từ ở lớp dưới nhất là vào những ngày cuối tuần, đầu tuần vì lí do nhà xa lên không kịp. Dẫn đến việc các em có chất lượng học tập không đồng đều ở các môn.
Năm học 2020- 2021 lớp tôi chủ nhiệm có 40 em, thì có hơn một phần ba các em đều là con của gia đình tạm trú nên các em hay về thăm quê cùng bố mẹ, vì vậy việc duy trì sĩ số học sinh đảm bảo trong tháng rất khó thực hiện. Nhất là vào các dịp nghỉ lễ hoặc tết.
Bên cạnh đó trong lớp có 6 bạn (Đức Thịnh, Ngọc Nhi, Phương Anh, Như Anh, Duy Mạnh, Gia Huy) là chỉ ở với mẹ hoặc với bố, nhiều khi vì lí do khác nhau mà các bạn lại vắng học. Do đó mà việc học trên lớp của bạn cũng không ổn định, mất bài, thiếu chuyên cần… Tất cả đều ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển năng lực của các em
Khó khăn về chất lượng không đồng đều.
Tất cả những nguyên nhân trên đều làm cho năng lực của lớp không đồng đều, phần vì nhà xa, phần vì phải phụ bố mẹ đi làm, phần vì bố mẹ không quan tâm….đó đều là nguyên nhân làm cho năng lực của các em không đồng đều.
Trong lớp vẫn còn tình trạng một số học sinh chưa chăm ngoan, chưa có ý thức tự học, các em chán học, không thích đến lớp học. Nhiều em còn ham chơi chưa tập trung vào bài học, ngồi trong lớp còn hay nói chuyện và làm việc riêng. Các em thích bắt chước, hiếu động nhưng ít biết tập trung và rất dễ chán khi phải tập trung lâu, rất khó chịu khi phải gò ép vào khuôn mẫu. Do đó mà làm cho sự phát triển năng lực của các em là không đồng đều.
* Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần do hạn chế trong giao tiếp, học lực yếu; khả năng tiếp thu bài của các em rất chậm nên không theo kịp nhóm. Các em chưa biết tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc, chưa cố gắng tự làm trước khi nhờ người khác. Chưa kịp thời tìm kiếm sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô giáo và bố mẹ,…. Và qua thăm nắm tình hình từ nhiều hướng tôi đã biết về tình hình của lớp như sau:
Nôi dung |
Tốt |
Đạt |
Cần cố gắng | ||||
Số lượng | Tỉ lệ
% |
Số lượng | Tỉ lệ
% |
Số
lượng |
Tỉ lệ
% |
||
Năng lực |
Tự phục vụ, tự quản | 10 | 25 | 23 | 57 | 7 | 18 |
Hợp tác | 11 | 27 | 19 | 48 | 10 | 25 | |
Tự học, giải quyết | 9 | 23 | 20 | 50 | 11 | 27 |
- Nội dung các giải pháp:
2.1.Biện pháp 1: Công tác tổ chức lớp học.
2.1.1. Nắm hoàn cảnh và đặc điểm gia đình từng học sinh
Một trong những yếu tố quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng
Download file BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4
Thầy cô download file theo links dưới đây.
Thư viện tài liệu17 Tháng mười, 2023 @ 10:16 chiều
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 1
- Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao năng lực cho học sinh ở lớp 4A3 trường Tiểu học Lê Quý Đôn
- WOR + POWERPOINT MỘT SỐ BIỆN PHÁP THI GIÁO VIÊN GIỎI TIỂU HỌC NĂM 2023-2024 LINK DRIVE
- POWERPOINT BIỆN PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỚP HỌC TRỰC TUYẾN
- POWERPOINT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP BỐN HỌC TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU THÔNG QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI DỰA TRÊN TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN NĂM 2021 – 2022
- POWERPOINT BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC
- TUYỂN TẬP 11 Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học NĂM 2021 – 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC PÙ NHI, PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MƯỜNG LÁT
- Sáng kiến kinh nghiệm : Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả học sinh lớp 4, lớp 5
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm dạy tập làm văn cho học sinh lớp 2 MÔN TIẾNG VIỆT
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Dạy học toán theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 1 theo CT GDPT 2018
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 5 NĂM 2023 LINK DRIVE