Question: Mô hình dưới đây mô tả tháp sinh thái của hai hệ sinh thái A và B
@
Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sinh vật sản xuất ở tháp A có kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn và sinh sản nhanh.
B. A có thể là hệ sinh thái dưới nước hoặc hệ sinh thái trên cạn.
C. Dựa vào hai tháp có thể xác định được sự thất thoát năng lượng khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao.
D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng chỉ gồm một loài sinh vật.
Hướng dẫn
Đáp án A
Đây là tháp sinh khối, A: Hệ sinh thái dưới nước; B: Hệ sinh thái trên cạn.
A đúng, thực vật phù du có kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn và sinh sản nhanh.
B sai, không thể là hệ sinh thái trên cạn.
C sai, đây là tháp sinh khối, không sử dụng để xác định được sự thất thoát năng lượng.
D sai, mỗi bậc dinh dưỡng có thể gồm nhiều loài sinh vật.
Question: Hình ảnh dưới đây nói về một dạng đột biến cấu trúc NST. Đây là dạng đột biến nào? @
A. Mất đoạn.
B. Đỏa đoạn.
C. Lặp đoạn.
D. Chuyển đoạn.
Hướng dẫn
Đáp án B
Dựa vào hình nahr trên ta thấy NST sau đột biến đoạn “BCD” thành “DCB” → đây là dạng đột biến đảo đoạn NST.
Question: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền của 2 bệnh này trong 1 gia đình như hình dưới đây.
@
Biết rằng người phụ nữ số 3 mang alen gây bệnh máu khó đông.
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 8 người trong phả hệ trên xác định được chính xác kiểu gen về 2 bệnh này.
II. Có thể có tối đa 5 người trong phả hệ trên có kiểu gen đồng hợp trội về gen quy định bệnh bạch tạng.
III. Theo lý thuyết, xác suất cặp vợ chồng số 13 và 14 sinh 1 đứa con trai đầu lòng không bị bệnh là 31,875%.
IV. Nếu người phụ nữ số 13 tiếp tục mang thai đứa con thứ 2 và bác sĩ cho biết thai nhi không bị bệnh bạch tạng. Theo lý thuyết, xác suất để thai nhi đó không bị bệnh máu khó đông là 85%.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn
Đáp án B
@
Những người tô màu là đã biết kiểu gen
Xét các phát biểu
I sai, có 6 người biết chính xác kiểu gen về 2 bệnh.
II đúng, những người 3, 7, 10, 14, 15 có thể đồng hợp AA.
III đúng
Xét người số 13: có kiểu gen: $Aaleft( 1/2{{X}^{B}}{{X}^{B}}:1/2{{X}^{B}}{{X}^{b}} right)$
Xét người số 14: (để tìm tỉ lệ kiểu gen ta cần xét cặp bố mẹ sinh ra họ)
+ Người số 9: (mẹ người số 14): Aa
+ Người 10 (bố người số 14): (1AA:2Aa)
=> Suy ra con của vợ chồng 9, 10 là 14 có tỉ lệ kiểu gen: (2/5AA:3/5Aa)
– Tính xác suất yêu cầu bài toán sinh đứa con trai không mắc bệnh như sau:
Vợ số 13:Aa(1/2XBXB:1/2XBXb) × Chồng số 14: (2/5AA:3/5Aa)XBY
↔ (1A:1a)(3XB:1Xb)×(7A:3a)(1XB:1Y)
– xác suất sinh con A-XBY = $left( 1-frac{1}{2}times frac{3}{10} right)left( frac{3}{4}times frac{1}{2} right)=frac{51}{160}=31,875%$
IV sai,
– Ở thế hệ con, tỉ lệ người không bị bệnh bạch tạng là:
$A-left( {{X}^{B}}-+{{X}^{b}}Y right)=left( 1-aa right)left( {{X}^{B}}-+{{X}^{b}}Y right)=left( 1-frac{1}{2}times frac{3}{10} right)times left( frac{7}{8}+frac{1}{8} right)=frac{17}{20}$
– Ở thế hệ con, tỉ lệ người không bị bệnh bạch tạng và không bị bệnh máu khó đông là:
$A-{{X}^{B}}-=left( 1-frac{1}{2}times frac{3}{10} right)times frac{7}{8}=frac{119}{160}$
– Vì đã biết sẵn thai nhi không bị bạch tạng nên chỉ tính tỉ lệ con không bị máu khó đông trong những đứa con không bị bạch tạng.
– Trong những đứa con không bị bạch tạng, tỉ lệ con không bị máu khó đông $=frac{11}{160}:frac{17}{20}=frac{7}{8}=87,5%$
→ xác suất thai nhi đó không bị máu khó đông là 87,5%.
Thư viện tài liệu12 Tháng bảy, 2023 @ 3:35 chiều