“ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 25-36 THÁNG TUỔI HỨNG THÚ VỚI HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hoạt động tạo hình là một hoạt động được dạy xuyên suốt từ nhà trẻ đến mẫu giáo. Đối với trẻ tạo hình chính là sự thể hiện những biểu tượng, ấn tượng và suy nghĩ, tình cảm của trẻ, là sự giao tiếp, “nói chuyện” bằng các hình thức, phương tiện mang tính vật thể. Đối với trẻ 25-36 tháng tuổi, được coi là thời kì phát cảm của những cảm xúc thẩm mĩ – những cảm xúc tích cực được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với “ cái đẹp”, tạo nên sự thoải mái, làm nảy sinh ở trẻ tính sang tạo, việc phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ chỉ thực sự có hiệu quả khi được tiến hành một cách thường xuyên, bởi hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh cuộc sống con người một cách đa dạnh, phong phú và hấp dẫn. Hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ kiến thức về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người. Không chỉ giúp trẻ phát triển trí tuệ – nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội.. Ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ rất nhạy cảm, hứng thú trước những đồ vật, đồ chơi có màu sắc sinh động, ngộ nghĩnh và có trí tưởng tượng bay bổng, phong phú . Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ. Đó là kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ, giúp trẻ thể hiện được cảm xúc của mình về vẻ đẹp trong thế giới xung quanh. Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng việc chuẩn bị những kĩ năng, kĩ xảo để trẻ thực hiện tốt các hoạt động khác. Bởi vì thông qua hoạt động tạo hình, trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, rèn thói quen làm việc có mục đích.Hơn nữa còn giúp trẻ hình thành lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu nghệ thuật.Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện những ấn tượng, hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều mới mẻ. Thông qua các hoạt động dạy và học tạo hình sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, là thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Hoạt động tạo hình là đặc điểm cá nhân và đặc điểm của lứa tuổi có ảnh hưởng nhất định đến sự sáng tạo của trẻ. Trẻ mầm non đã có thể tập nhiễm , bắt chước và lĩnh hội các kĩ năng để giải quyết vấn đề đơn giản và phát huy tư duy và cảm nhận riêng. Nghệ thuật và sáng tạo của trẻ mầm non trong quá trình hoạt động tạo hình mang lại cho trẻ em những cảm xúc thẩm mĩ tích cực, có ảnh hửng đến quá trình phát triển hài hòa về thể chất và tinh thân cho trẻ.
Hoạt động tạo hình bao gồm các loại hoạt động cơ bản như vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, được tổ chức dưới dạng theo mẫu, theo đề tài, theo ý thích của trẻ. Bản thân nội dung tính chất của hoạt động này đã chứa đựng yếu tố nghệ thuật đa dạng, phong phú từ nội dung, cách thức nguyên liệu, thuận lời cho việc giáo dục tạo hình cho trẻ mầm non.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Đánh giá thực trạng:
Đầu năm học 2023-2024 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp 25- 36 tháng tuổi. Qua quá trình học tập trẻ chưa thực sự hứng thú trong giờ học hoạt động tạo hình, chưa tham gia hoạt động một cách tích cực. Kỹ năng tạo hình của trẻ còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, bản thân tôi là một người giáo viên mầm non, tôi luôn có tinh thần và trách nhiệm trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ, với lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, bản thân tôi đã xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình góp phần giáo dục toàn diện Đức – Trí – Thể – Mĩ cho trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trước thực tế như vậy, là một giáo viên tôi luôn trăn trở và suy nghĩ phải làm gì? Làm như thế nào để trẻ có thể vẽ, nặn, xé, cắt, dán tô màu và tạo được sản phẩm đẹp. Nhận thức rõ vai trò to lớn của người giáo viên trong giai đoạn phát triển hiện nay và nắm vững được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối vối trẻ mầm non,tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tích cực học hỏi và vận dụng thực tiễn để tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ 25- 36 tháng tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình”.
1.1. Thuận lợi
Luôn được ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt cũng như đã giúp đỡ về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, lớp được trang bị đồ dùng đồ chơi an toàn và thân thiện
Các cháu đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn thích tham gia các hoạt động học và hoạt động vui chơi.
Luôn có tinh thần học hỏi nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc tâm huyết với nghề.luôn tìm tòi vận dụng các phương pháp hình thức thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động
– Giáo viên nắm được phương pháp tổ chức các hoạt động, tạo môi trường đúng chủ đề có đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động ở các góc
- Sự quan tâm giúp đỡ của một số phụ huynh thường xuyên quan tâm trao đổi việc học tập của con em mình với cô giáo .
- 1.2. Khó khăn
– Đầu năm học trẻ mới đến trường nên còn quấy khóc và chưa có thói quen, nề nếp nhất là đối với giờ hoạt động học. Vốn từ của trẻ ít, nhiều trẻ còn thụ động trong giao tiếp. Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều. Đối với các giờ hoạt động tạo hình sự hứng thú và kỹ năng tạo hình của trẻ còn hạn chế. Mặc dù phụ huynh có hiểu biết nhưng chưa thực sự tích cực và chủ động rèn cho trẻ ở nhà, một số phụ huynh còn coi việc đưa con đến trường chỉ là để chơi, còn học vẫn là thứ yếu
Từ những thuận lợi và khó khăn mà trong thực tế tôi đã gặp. Nên tôi đã đưa ra biện pháp trong đó có những biện pháp mà tôi thấy đạt hiệu quả nhất.
2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.1. Giải pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn và xây dựng kế hoạch thực hiện.
Để đáp ứng được mục tiêu của nhiệm vụ năm và dạy trẻ thực hiện tốt hoạt động tạo hình học 2023 – 2024. Tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ 25-36 tháng tuổi
Đầu năm tôi khảo sát đồ dùng , tham mưu với nhà trường để mua sắm đồ dùng, xây dựng kế hoạch rèn nề nếp, rèn kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi và kỹ năng tạo hình từ đơn giản đến phức tạp.
Để đạt được mục tiêu cao nhất trong hoạt động tạo hình tôi luôn coi trọng việc trao dồi kiến thức qua tham khảo tài liệu trong và chương trình, sách báo, tạp chí, mạng internet, tham gia kiến tập chuyên môn của nhà trường để nâng cao trình độ cho bản thân. Đồng thời luôn học hỏi, trao đổi, hiểu biết cho bản thân và đồng nghiệp thông qua các buổi kiến tập của trường, để có kiến thức vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc chuẩn bị bồi dưỡng kiến thức, năng lực đã giúp tôi chủ động hơn trong việc tổ chức các hoạt động và đặc biệt tôi đã tìm tòi, sáng tạo hơn trong hoạt động tạo hình để một phần nào đó giúp trẻ tiếp thu tri thức và lĩnh hội hoạt động tạo hình một cách tích cực và hiệu quả.
– Xây dựng kế hoach bồi dưỡng hoạt động tạo hình cho giáo viên mầm non theo định hướng nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ mầm non,
2.2 Giải pháp 2: Tạo môi trường lớp học tập thân thiện cho trẻ. “
Trường học thân thiện” là câu khẩu hiệu mà ngành giáo dục rất quan tâm và hướng đến. Ở trong môi trường đó trẻ không phải tiếp thu những kiến thức, kỹ năng một cách cứng ngắt mà ở đó trẻ tiếp thu tri thức trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi như ở gia đình mình, điều đó góp phần giúp trẻ hứng thú hơn trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Trẻ được học trong một môi trường có vật chất đầy đủ; phòng ốc thoáng mát; trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phục vụ tốt cho nhu cầu của trẻ sẽ là điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, được học trong một môi trường thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ với nhau sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, trẻ được đến gần với thiên nhiên hơn và từ đó cũng phát triển được ở trẻ năng lực cảm thụ thẩm mỹ, hướng đến cái đẹp cho bản thân và cái đẹp cho cuộc sống của trẻ sau này. Như chúng ta đã biết môi trường trong lớp được trang trí đẹp, hấp dẫn sẽ thu hút trẻ vào các hoạt động vui chơi và gây được cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình. Trong lớp, tôi tạo một không gian giúp trẻ thực hiện khả năng tạo hình của mình. Vì vậy, tôi rất chú trọng và quan tâm đến góc này. Ở góc chơi này tôi đã chuẩn bị các nguyên vật liệu, các sản phẩm như: lõi giấy, giấy màu, bút sáp màu, hồ dán, khăn lau, các tranh cho trẻ tô màu, bìa màu, đất nặn, các đồ dùng này tôi sắp xếp khoa học, vừa tầm với của trẻ, trẻ dễ lấy sử dụng để trẻ thực hiện ý tưởng của mình, khuyến khích hướng cho trẻ làm thật nhiều sản phẩm tạo hình để trang trí cho góc chơi thêm đẹp, trưng bày những sản phẩm đẹp, sáng tạo do cô và trẻ làm được để hàng ngày trẻ được nhìn ngắm mỗi ngày. Từ đó, khuyến khích động viên trẻ, gợi mở cho trẻ tạo ra sản phẩm mới để trẻ hứng thú và tích cực hơn khi được tham gia hoạt động tạo hình. Ngoài góc tạo hình ra ở các góc chơi khác trong lớp tôi cũng trang trí với mục đích lồng ghép kỹ năng tạo hình cho trẻ như: Góc bé chọn hình, Tại góc chơi tôi chuẩn bị những lô tô của cô và trẻ phù hợp theo kế hoạch của từng tháng, từng tuần. Khi trẻ tham gia chơi góc chơi này trẻ được cung cấp thêm kiến thức, vốn hiểu biết của mình về những hình ảnh, màu sắc, kích thước. Từ đó có thể lồng ghép rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ ở góc chơi này
Ví dụ: Ở chủ đề ” Thực vật” tôi chuẩn bị những tranh một số loại hoa, qủa sau đó cho trẻ tô màu theo yêu cầu của cô. Khi trẻ tham gia chơi ở góc: Bé chơi với hình và màu, ở trên bảng tôi dán lô tô tô của cô có màu xanh, đỏ, vàng lên theo thứ tự hàng dọc thứ nhất là quả màu đỏ, hàng dọc thứ 2 là quả màu vàng và hàng dọc thứ 3 là màu xanh. Sau đó tôi cho trẻ lên chọn những lô tô và gài lên bảng theo yêu cầu của cô. Từ đó giúp trẻ hình thành, củng cố được biểu tượng về màu sắc của đối tượng. Nhờ có môi trường hoạt động phong phú và đa dạng mà tôi đã chuẩn bị cho trẻ, tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú khi tham gia vào các hoạt động. Trẻ được học trong khi chơi, trẻ được ôn luyện, thực hành những kỹ năng mà tôi đã truyền đạt cho trẻ.
LINK
CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!
- SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng ham thích đến lớp HỨNG THÚ VỚI HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH NĂM 2023-2024 LINK DRIVE