SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÂM NHẠC TIỂU HỌC MỚI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÂM NHẠC TIỂU HỌC MỚI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌC được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file theo links cuối bài.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌC”

 

I. PHẦN MỞ ĐẦU
  1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong xu thế phát triển của xã hội ngày càng cao thì đời sống tinh thần của con người lại càng được quan tâm. Bởi vậy, trong tất cả các môn học ở bậc Tiểu học, môn Âm nhạc cũng được đánh giá ngang tầm với các môn học khác để các em được phát triển nhân cách một cách toàn diện, đó là về: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về các mặt: đức – trí – thể – mĩ. Ngoài ra, thông qua môn học nghệ thuật Âm nhạc còn giáo dục con người biết thưởng thức cái hay, cái đẹp, biết làm đẹp cho cuộc sống và làm đẹp cho mình. Đó là giáo dục thẩm mỹ.

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn hóa, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Âm nhạc cũng là một bộ môn nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời sống xã hội và nhà trường. Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần. Thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục, giáo dục âm nhạc còn góp phần phát triển các phẩm chất như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng những năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Âm nhạc là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Thông qua nội dung và hình thức học tập đa dạng, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm và phát triển các năng lực thẩm mỹ đặc thù ở môn học này như: thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng những em có năng khiếu âm nhạc.

Bước vào cấp Tiểu học, kiến thức âm nhạc đã được sắp xếp thành hệ thống từ thấp đến cao theo độ tuổi, bậc học. Vì vậy, đòi hỏi các em phải có sự cảm nhận nhanh nhẹn, tư duy nhạy bén, óc sáng tạo, linh hoạt trong từng bài học cụ thể. Vậy, làm thế nào để giúp các em hình thành được những kỹ năng cơ bản? Đó là điều mà bản thân tôi luôn trăn trở.

  1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

– Nâng cao chất lượng hình thành và phát triển kỹ năng âm nhạc cho học sinh Trường Tiểu học

– Vận dụng phương pháp dạy học này để rèn luyện các kỹ năng thực hành ở mức độ cao hơn như : kỹ năng sử dụng thành thạo các nhạc cụ gõ, biết vận động phụ hoạ một bài hát hoàn chỉnh…

  1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

– Tích hợp dạy học nhằm nâng cao chất lượng hình thành và phát triển kỹ năng âm nhạc cho học sinh Tiểu học.

– Dạy – học môn Âm nhạc Tiểu học.

– Kỹ năng biểu diễn của học sinh trường Tiểu học.

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau :

– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết : Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp để

phục vụ cho việc nghiên cứu và trình bày cơ sở lý luận của đề tài.

– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin : được sử dụng để tìm hiểu thực trạng việc triển khai tích hợp dạy học nhằm nâng cao chất lượng hình thành và phát triển kỹ năng âm nhạc cho học sinh Trường Tiểu học trong quá trình dạy học.

– Phương pháp quan sát : Quan sát hoạt động học tập của học sinh; Quan sát hoạt động NGLL, thực hành và biểu diễn của học sinh qua phục vụ các hoạt động bề nổi của nhà trường, hoạt động phong trào trong và ngoài địa phương.

– Phương pháp thực nghiệm sư phạm : Kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài, đánh giá hiệu quả biện pháp của SKKN.

– Phương pháp thống kê, xử lí số liệu : So sánh đối chứng kiểm nghiệm kết quả trước và sau khi thực hiện SKKN.

Download file SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÂM NHẠC TIỂU HỌC MỚI tích hợp liên môn

Thầy cô download file dưới links.

5/5 - (3 bình chọn)

Thư viện tài liệu21 Tháng chín, 2023 @ 11:51 sáng

BÀI TRONG SERIES: Sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học

POWERPOINT SÁNG KIẾN “Biện pháp rèn đọc đúng và đọc lưu loát cho học sinh lớp 2A1 trường Tiểu học Tân Hương” >>