TUYỂN TẬP 30 Đề thi học sinh giỏi văn 9 năm 2022 KHÔNG ĐÁP ÁN

TUYỂN TẬP 30 Đề thi học sinh giỏi văn 9 năm 2022 KHÔNG ĐÁP ÁN được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file theo links.

TUYỂN TẬP 30 Đề thi học sinh giỏi văn 9 năm 2022

SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 01 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN THI: NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I. Đọc hiểu ( 4,0 điểm) Đọc và thực hiện các yêu cầu sau:

Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên

Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.

Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

(“Hành trình của bầy ong”- Nguyễn Đức Mậu, SGK Tiếng Việt 5, tập 1)

Câu 1. (0,5 điểm). Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Câu 2. (0,5 điểm). Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 3. (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

Câu 4. (0,5 điểm).   Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?

Câu 5. (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ:

“Bầy ong rong ruổi trăm miền

Rủ rì đôi cánh nối liền mùa hoa”.

Câu 6. (0,5 điểm).Từ đoạn thơ trên, em rút ra được bài học gì cho

Phần II. Làm văn (6 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn theo lối diễn dịch (từ 8 đến 10 câu, trong đó có một câu sử dụng

thành phần biệt lập tình thái, gạch chân dưới thành phần tình thái) với câu chủ đề: “ Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người”.

Câu 2 (4.0 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong trích đoạn truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Từ đó, em hãy nhận xét ngắn gọn về tình cảm gia đình của con người Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh. file word đề-đáp án Zalo 0946095198. Có phí

————-HẾT————-

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải tích gì thêm

Họ và tên thí sinh……………………………………………..Số báo danh……………Phòng thi số……….

Họ tên, chữ kí của cán bộ coi thi……………………………………………………………………………………

UBND QUẬN LÊ CHÂN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

 

 

 

(Đề thi gồm 01 trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUẬN

 CẤP THCS NĂM HỌC 2020 – 2021

 

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 9

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi:

Câu 1. (1,0 điểm)

Điểm gặp gỡ và nét riêng của những câu thơ sau:

  • “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

( Tây Tiến– Quang Dũng)

– “Tài cao phận thấp chí khí uất

Giang hồ mê chơi quên quê hương”

(Thăm mả cũ bên đường– Tản Đà)

Câu 2. (1,0 điểm)

       “Bước vào thế kỉ mới,…nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước” 

 (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Ngữ văn 9, Tập I, NXB GD 2012, trang 28)

Hãy nêu suy nghĩ của bản thân về “nếp nghĩ  sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức” đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Câu 3. (3,0 điểm)

             Từ cảm nhận những câu thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm :

‘ Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên đất nước muôn đời..’

( Đất Nước trích trong Mặt đường khát vọng )

Nêu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề được gợi ra từ đoạn thơ ?

Câu 4. (5,0 điểm)

Bậc thầy truyện ngắn của Nga, A.P.Sê-khốp đã từng khẳng định:

“Nghệ thuật viết văn là nghệ thuật của những chi tiết”.

Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

——– Hết ——-

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

Họ tên thí sinh……………………….………………..Số báo danh…………………………….…

Cán bộ coi thi số 1………………………….………Cán bộ coi thi số 2……….….……………..

 

 

 

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NAM ĐỊNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2020 – 2021

Môn: NGỮ VĂN– Lớp:9 THCS

Thời gian làm bài: 150 phút

Đề thi gồm: 02 trang

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

          Đọc đoạn trích sau:

…Bạn có bao giờ để ý là khi bạn cảm thấy vui thì những người xung quanh bỗng trở nên thật dễ thương không? Làm sao mà họ thay đổi như vậy, bạn không thấy buồn cười sao?

Thế giới xung quanh là sự phản ánh của chính chúng ta. Khi chúng ta thấy căm ghét bản thân thì chúng ta ghét cả người khác. Khi chúng ta thích bản thân mình thì thế giới thật tuyệt vời.

Hình ảnh của chính chúng ta là dấu ấn quyết định cách chúng ta cư xử, đối tượng chúng ta giao du và cái gì chúng ta sẽ làm và không làm. Tư tưởng và hành động của chúng ta bắt nguồn từ cách chúng ta nhìn nhận bản thân mình.

Bức tranh về chính chúng ta sẽ được tô màu bởi kinh nghiệm, thành công và thất bại của chúng ta, suy nghĩ của chúng ta về bản thân và phản ứng của người khác đối với chúng ta.

Tin hình ảnh này là có thật, chúng ta chỉ sống trong phạm vi các bức tranh này. Vì thế hình ảnh về bản thân chúng ta sẽ quyết  định:

– Chúng ta thích mọi điều xung quanh và thích sống với điều đó đến mức độ nào.

– Mức độ thành công chúng ta đạt được trong cuộc sống.

Chúng ta là người mà chúng ta tin mình sẽ trở thành. Chính vì thế, tiến sĩ Maxwell Maltz, tác giả cuốn sách bán chạy nhất tên là “Điều khiển học – Tâm lý” đã viết: “Mục tiêu của tất cả các liệu pháp tâm lí là thay đổi hình ảnh của một cá nhân về chính bản thân họ”.

(“Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”- Andrewmathews, NXB Trẻ, 2016)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5điểm): Theo tác giả, hình ảnh về bản thân chúng ta sẽ quyết định điều gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu thế nào về quan niệm “Chúng ta là người mà chúng ta tin mình sẽ trở thành”?

Câu 3 (1,5điểm): Việc trích dẫn câu nói của tiến sĩ  Maxwell Maltz vào cuối văn bản có tác dụng gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Bằng ngôn từ, hãy chia sẻ “bức tranh”của chính bản thân em. Chỉ ra mặt tích cực, hạn chế của “bứctranh” ấy?

  1. PHẦN LÀM VĂN (16,0 điểm)

Câu 1 (6,0 điểm):

          Từ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận về ý nghĩa của thái độ sống tích cực đối với mỗi người trong cuộcsống.

Câu 2 (10,0 điểm):

Xuân Diệu cho rằng: Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”.

Theo em, người đọc có thể tìm thấy hiện thực, cuộc đời thơ như thế nào khi đến với bài thơ “Sang thu” của HữuThỉnh? Hãy chia sẻ những bài học cuộc sống em rút ra từ thi phẩm trên.

————Hết-———–

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………….

PHÒNG GD VÀ ĐT NAM TRỰC        ĐỀ THU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN  

                                                                                   MÔN NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC:2020-2021

(Thời gian 150 phút)

(Đề gồm 02 trang)

Phần I.Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Kim đồng hồ tích tắc,tích tắc

Hai tiếng động nhỏ bé kia

Hơn mọi ầm ào gầm thét

Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người

Đó là thời gian

Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại

Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối

Nhưng anh,anh chẳng sợ nó đâu

Thời gian-đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau

Thời gian-đó là chiều dày những trang ta viết.

(Cho Quỳnh những ngày xa,Di cảo Lưu Quang Vũ,Nxb Trẻ,tr 254)

Câu 1.Hãy chỉ ra thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?  (1 Đ)

Câu 2.Đoạn thơ đã giải thích lí do vì sao tiếng kim đồng hồ tích tắc,tích tắc lại trở thành tiếng động khủng khiếp nhất đới với con người?  (1 Đ)

Câu 3.Với hai câu thơ:”Thời gian –đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau/ Thời gian-đó là chiều dày những trang ta viết”cho thấy tác giả Lưu Quang Vũ đã cảm nhận như thế nào về thời gian mà không phải sợ nó?  (1 Đ)

Câu 4.Cách cảm nhận của Lưu Quang Vũ:” Thời gian –đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau”có điểm nào tương đồng với Trương Nam Hương qua những câu thơ:  (1 Đ)

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.”

 

Phần II.Làm văn (16 Đ)

Câu 1.  (6 Đ)

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề:Sống là không chờ đợi.

Câu 2.(10 Đ)

Bàn về thơ,nhà văn,nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu  Quý cho rằng:”Thơ là sứ giả của tình yêu”

Em hiểu ý kiến trên như thế nào?Hãy phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải để làm sang tỏ?

1700799915301.png

Download file đề thi học sinh giỏi văn 9 năm 2022

Thầy cô download file tại đây.

 https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

THẦY CÔ TẢI NHÉ!

5/5 - (1 bình chọn)

Thư viện tài liệu24 Tháng mười một, 2023 @ 11:28 sáng

  • TUYỂN TẬP 30 Đề thi học sinh giỏi văn 9 năm 2022 KHÔNG ĐÁP ÁN