SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giải pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giải pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file theo links.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giải pháp giáo dục học sinh cá biệt

3/ Kiên trì tạo niềm tin.  …………………………………………………………….  
Chúng ta hãy thử hòa mình vào phong cách sống của các em xem sao? Để điều hành được học sinh “cá biệt”, người thầy phải sắm đủ các vai. Khi thì nhà mô phạm nghiêm khắc, lúc lại là cái vai cho các em gục đầu vào. Khi thì nhà tâm lý, lúc lại là bác sĩ trị liệu, khi thì ông trọng tài, lúc khác lại là người cố vấn… Cứ như thế, kiên trì cho đến khi các em tự nhận ra tại sao mình phải thay đổi. ……………………………………………………………….
Từ cảm giác cô đã không chối bỏ mình, không chê mình, luôn khen ngợi, động viên và tặng trái tim ghi điểm thưởng…, các em dần phát hiện ra giá trị của bản thân, cảm thấy mình hữu ích và được việc… Thế là tinh thần học tập được nhân lên, tạo ra sự tương tác và cộng hưởng. ………………………………………………………………………………..
Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Như vậy học sinh sẽ có tâm lý bất cần ” Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta”. Ta phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập. ………………………………………………………………………………………
Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn phải thức sớm một chút để không phải đi trễ, mình học yếu thì nên chịu khó, siêng làm bài tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, học sinh mệt thì nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những học sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản thân học sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là chỉ được “lãnh lương” hàng ngày, không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân ở nhà.   ………………………….
    4/ Biết chấp nhận và yêu thương.  ……………………………………………….
Frank McCourt, một thầy giáo người Mỹ (được phong tặng danh hiệu Nhà giáo của năm), trong hồi ức “Người thầy” đã kể: Trường hướng nghiệp nơi thầy dạy được xem là “bãi rác” cho những học sinh không đủ trình độ vào trường trung học bình thường. Ngày nhận lớp cũng là ngày thầy đứng quan sát chúng quậy phá, la ó… đủ kiểu. Cao điểm là lấy bánh mì ném nhau và một học sinh lên tiếng: “Để xem tay thầy giáo mới này sẽ làm gì?”.
Frank McCourt nói ông cố nghĩ về những kiến thức được học ở Trường ĐH Sư phạm New York để tìm cách đối phó. Tiếc là chỉ có những triết lý giáo dục, các mệnh lệnh đạo đức và luân lý, mà không có cách giải quyết tình huống… “ném bánh mì”. Cuối cùng, ông quyết định… ăn chiếc bánh. Ông viết: “Đó là hành xử đầu tiên của tôi trong lớp. Cái miệng đầy bánh của tôi thu hút sự chú ý của cả lớp. Chúng trố mắt nhìn tôi đầy nét thán phục… Tôi nghĩ, tôi đã nắm được chúng trong tay…”. …………………………………………………

5/ Giáo viên phải biết làm mới tiết dạy của mình: ………………………………………
Giáo dục HSCB còn một yêu cầu quan trọng, thầy, cô phải giỏi nghề. Thầy, cô luôn cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tiết sau “mới” hơn tiết trước. Sau một tiết học, trò học được nhiều tri thức bổ ích tạo nên sự đam mê học hỏi, khám phá tự tin, khẳng định mình.
Thầy, cô biết hỏi “gợi mở” mang tính “phát động”, nhất định sẽ nhận được câu trả lời độc đáo. Thầy hỏi: “Theo em cô Tấm có mặt nào tốt, mặt nào chưa tốt. Em thích Tấm ở đức tính gì?”. Trò mạnh dạn trả lời: “Em không thích nhân vật Tấm. Tấm chỉ sống dựa vào người khác. Tấm cũng ác không kém gì mụ dì ghẻ. Tấm lừa giết Cám để trả thù. Tấm thật đáng sợ”. Ta khoan bình luận đúng sai. Em học sinh dám đưa ra một đánh giá riêng của mình. Cũng giống Phùng Quán phê phán câu ca dao cổ: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hoa sen đẹp, lại có hương thơm, nhờ có “bùn”. Tại sao sen lại vô tình “không tanh mùi bùn”.
Thầy, cô biết “cuốn” học sinh vào trò chơi học tập, sẽ “lấp” thời gian “chết”, trò không “nhàn cư…” nghịch, đánh cờ ca rô, nhắn tin… ngay trong tiết học. …………………………
Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những việc mà học sinh hỏi, tránh để học sinh cảm thấy mình lạc lỏng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai cũng khi dễ mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình. ………………………………………………………
Giáo dục HSCB là một nghệ thuật, nghệ thuật dạy trẻ. Thầy, cô đứng trên bục giảng phải đóng nhiều vai: Tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, cả khán giả-tức học sinh ngồi nghe giảng trên lớp. Làm thầy, nhưng phải hiểu trò đang nghĩ gì, làm gì trong giờ học. Bài giảng là một “món ăn”, nếu nhàm chán, học trò sẽ bỏ ăn-bỏ học. …………………………….
         6/  Phải biết tác động vào động cơ học tập. ……………………………………………
Tác động vào động cơ học tập để các em này thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học – chỉ mới mấy tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt.

 

1709723384669.png

Giải pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm

download.png

THẦY CÔ TẢI NHÉ!

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI TRONG SERIES: Sáng kiến thi giáo viên chủ nhiệm giỏi thcs

<< POWERPOINT BIỆN PHÁP “Dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo, giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ cho học sinh lớp 6 tại trường PTDTBT THCS Ngam La ”