TỔNG HỢP Biểu mẫu, biên bản lựa chọn sgk văn 9

TỔNG HỢP Biểu mẫu, biên bản lựa chọn sgk văn 9 được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file theo links.

BÁO CÁO Tổng hợp kết quả nhận xét các Bộ sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 9

1. Ưu điểm

TT
Tên sách
Tên tác giả
Nhà xuất bản
Nhận xét
1​
Ngữ văn
(Chân Trời Sáng Tạo)​
Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trần Lê Duy, Phan Mạnh Hùng, Dương Thị Hồng Hiếu, Tăng Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Thuý, Phan Thu Vân.​
NXB Giáo dục Việt Nam​
– Bố cục khoa học, thể hiện rõ tên chủ đề, tên bài, mục tiêu và nội dung bài học. Cách thiết kế bài học theo chủ đề có sáng tạo, mới mẻ, khơi gợi hứng thú đối với người học, nâng cao kĩ năng đọc, viết, nói, nghe.
– Hình thức đẹp, bắt mắt; SGK trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh. Ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu phù hợp đặc trưng bộ môn. Ngữ liệu sử dụng phù hợp, có tính giáo dục.
– Nội dung sách giáo khoa có tính kế thừa và tính đổi mới được sắp xếp theo trật tự chủ đề. Trong mỗi chủ đề, kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, nội dung chủ đề gắn với đời sống, giá trị văn hóa và bài học thực tiễn; Cấu trúc phù hợp, khoa học; mỗi hoạt động được thiết kế theo tiến trình đảm bảo phù hợp với năng lực học sinh.
– Cấu trúc bài học đảm bảo tiến trình các hoạt động. các chủ đề được sắp xếp theo tiến trình phát triển văn học, có sự kết hợp với các văn bản, các chủ điểm mang tính thực tiễn.
2​
Ngữ văn
(Cánh Diều)​
Nguyễn Minh Thuyết (tổng chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Lộc.​
NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh​
– Hình thức đẹp, hình ảnh bắt mắt, ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu, phù hợp đặc trưng bộ môn. Ngữ liệu sử dụng phù hợp, có tính giáo dục.
– Nội dung: Có tính kế thừa, sử dụng nhiều văn bản từ chương trình hiện hành.
– Cấu trúc biên soạn: Tạo sự quen thuộc cho giáo viên cũng như học sinh vì dựa trên trục kiểu văn bản: Truyện, thơ, ký, nghị luận…
– Cấu trúc từng bài: Cụ thể, dễ sử dụng. Bài học được thiết kế theo chủ đề có sáng tạo, mới mẻ, khơi gợi hứng thú đối với người học.
– Học sinh được mở rộng kiến thức về xã hội, thiên nhiên và về chính mình để từng bước hoàn thiện bản thân.
3​
Ngữ văn
(Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống)​
1. Ngữ văn 9, tập một: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đặng Lưu (Đồng Chủ biên) – Dương Tuấn Anh – Lê Trà My – Nguyễn Thị Nương – Nguyễn Thị Hải Phương – Nguyễn Thị Minh Thương
2. Ngữ văn 9, tập hai: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đặng Lưu (Đồng Chủ biên) – Phan Huy Dũng – Nguyễn Thị Mai Liên – Lê Thị Minh Nguyệt.​
NXB Giáo dục Việt Nam​
– Hình thức: Đẹp, hình ảnh sinh động, trình bày khoa học, ngôn ngữ trong sáng, cách thiết kế các bài học khoa học.
– Nội dung sách giáo khoa: Có tính kế thừa kết hợp đổi mới. Cách đặt tên bài theo chủ đề tạo sự hấp dẫn. Việc chọn nội dung bài tương đối tiêu biểu, phù hợp.
– Thiết kế bài học theo chủ đề có tạo hứng thú đối với người học, nâng cao kĩ năng đọc, viết, nói, nghe. Các chủ đề được sắp xếp theo tâm lý lứa tuổi và có sự tích hợp giữa đọc- hiểu văn bản với thực hành Tiếng Việt và tập làm văn gắn liền với thực tiến đời sống.
– Các bài học tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Sách giáo khoa thuận lợi trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học.

2. Hạn chế

TT
Tên sách
Tên tác giả
Nhà xuất bản
Nhận xét
1​
Ngữ văn
(Chân Trời Sáng Tạo)​
Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trần Lê Duy, Phan Mạnh Hùng, Dương Thị Hồng Hiếu, Tăng Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Thuý, Phan Thu Vân.​
NXB Giáo dục Việt Nam​
– Nội dung kiến thức chưa đồng đều. Một số yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cao, nặng so với học sinh vùng cao
– Các văn bản trong mỗi chủ đề không cùng thể loại sẽ hạn chế việc phân tích và hình thành kĩ năng cho học sinh theo đặc trưng thể loại.
– Việc sắp xếp các kiểu văn bản chưa thực sự phù hợp theo mức độ nhận thức của học sinh.
2​
Ngữ văn
(Cánh Diều)​
Nguyễn Minh Thuyết (tổng chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Lộc.​
NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh​
– Cách đặt tên bài theo thể loại ở một số bài còn khô khan, chưa hấp dẫn. Nội dung chương trình nặng.
– Các văn bản trong mỗi chủ đề không cùng thể loại sẽ hạn chế việc phân tích và hình thành kĩ năng cho học sinh theo đặc trưng thể loại.
3​
Ngữ văn
(Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống)​
1. Ngữ văn 9, tập một: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đặng Lưu (Đồng Chủ biên) – Dương Tuấn Anh – Lê Trà My – Nguyễn Thị Nương – Nguyễn Thị Hải Phương – Nguyễn Thị Minh Thương
2. Ngữ văn 9, tập hai: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đặng Lưu (Đồng Chủ biên) – Phan Huy Dũng – Nguyễn Thị Mai Liên – Lê Thị Minh Nguyệt.​
NXB Giáo dục Việt Nam​
– Nội dung kiến thức còn nặng so với đối tượng học sinh nông thôn.
– Việc sắp xếp các kiểu văn bản chưa thực sự phù hợp theo mức độ nhận thức của học sinh.
Tổ trưởng

1710844996055.png

Biểu mẫu, biên bản lựa chọn sgk văn 9

https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!

Đánh giá chủ đề này

BÀI TRONG SERIES: Góp ý sgk lớp 9

<< DOWNLOAD Góp ý sgk lớp 9 môn toán SÁCH KHÁM PHÁ, KẾT NỐI TRI THỨC, CÁNH DIỀU, CTST NĂM 2024-2025