Phiếu bài tập cuối tuần tiếng việt lớp 3 kết nối tri thức – CÓ ĐÁP ÁN MỚI NHẤT

Phiếu bài tập cuối tuần tiếng việt lớp 3 kết nối tri thức – CÓ ĐÁP ÁN MỚI NHẤT được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file phiếu bài tập cuối tuần tiếng việt lớp 3 kết nối tri thức tại mục đính kèm dưới đây.

Phiếu bài tập cuối tuần tiếng việt lớp 3 kết nối tri thức – CÓ ĐÁP ÁN MỚI NHẤT

                                                TUẦN 1

                                                    

      Kiến thức cần nhớ

  

  1. Tập đọc

Cậu bé thông minh: Câu chuyện ca ngợi cậu bé thông minh, có tài trí và sự can đảm.

Hai bàn tay em: Bài thơ nói tới hình ảnh đôi bàn tay bé nhỏ, đẹp xinh lại rất có ích trong cuộc sống.

  1. Luyện từ và câu
  2. Từ chỉ sự vật

– Từ chỉ sự vật là những từ chỉ con người, cây cối, con vật, đồ vật.

  1. So sánh
          Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai
             GÁC VĂN Tiểu học

– So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác dựa trên nét đương đồng, ở đó có sử dụng các từ ngữ so sánh : như, như là, là, hơn, kém, giống như, không bằng, …

  1. 3. Tập viết
Chữ hoa A

+ Đặc điểm: Chữ A cao 5 li.

+ Cấu tạo: Chữ A được viết bởi 3 nét: Nét móc ngược trái, nét móc ngược phải, nét lượn ngang.

+ Cách viết

– Nét 1: Đặt bút ở đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở ĐK6.

– Nét 2: Từ điểm dừng bút  ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải, dừng bút  ở ĐK2.

– Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải.

Chữ hoa: A (Kiểu 2)

+ Đặc điểm: Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang.

+ Cấu tạo: gồm 2 nét là nét cong kín và nét móc ngược phải.

+ Cách viết:

– Nét 1: như viết chữ O (ĐB trên ĐK 6, viết nét cong kín, cuối nét uốn vào trong, DB giữa ĐK 4 và ĐK 5).

– Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK 6 phía bên phải chữ O, viết nét móc ngược (như nét 2 của chữ U), dừng bút ở ĐK 2.

 

 

 

  1. Tập làm văn
  2. Nói về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

– Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1941 bởi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ở gần hang Pác Bó, Cao Bằng.

– Những đội viên đầu tiên của Đội là:

Nông Văn Dền (đội trưởng- bí danh: Kim Đồng)

Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn)

Lý Văn Tịnh (bí danh Thanh Minh)

Lý Thị Nạ (bí danh Thanh Thủy)

Lý Thị Xậu (bí danh Thủy Tiên)

– Đội qua nhiều lần đổi tên và lần cuối cùng Đội mang tên Bác Hồ vào ngày 30/1/1970.

  1. Điền vào giấy tờ in sẵn

Các phần của một lá đơn:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn…

+ Tên đơn.

+ Tên tổ chức nhận đơn (địa chỉ gửi đơn).

+ Họ tên, ngày sinh, địa chỉ của người viết đơn.

+ Nguyện vọng, lời hứa.

+ Họ tên, chữ ký của người làm đơn.

Khi điền vào giẩy tờ in sẵn, em cần điền đầy đủ và chính xác thông tin của bản thân em vào phần trống.

 

 

Điểm

Họ và tên: ………………………………………….

Lớp: 3…….

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 1 – MÔN TIẾNG VIỆT

  1. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

                                                   ONG THỢ

Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.

Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.

                                                             

 Câu

 

1: Tổ ong mật nằm ở đâu?

  1. Trên ngọn cây B.    Trên vòm lá                  C.    Trong gốc cây

Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?

  1. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.
  2. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.
  3. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.

Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?

  1. Để đi chơi cùng Ong Thợ
  2. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ
  3. Để toan đớp nuốt Ong Thợ

Câu 4: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?

  1. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.
  2. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.
  3. Ong Thợ bay nhanh trên đường bay rộng thênh thang.

 

 

Câu 5: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào?

  1. Quạ Đen, Ông mặt trời
  2. Ong Thợ, Quạ Đen
  3. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời

Câu 6: Em thích nhận vật nào nhất? Vì sao?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7: Tìm trong bài và ghi lại 1 câu có bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?”:

…………………………………………………………………………………………………

Câu 8: Gạch chân dưới những từ chỉ sự vật trong câu văn sau

              Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.

Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau:

Ông mặt trời nhô lên cười.

………………………………………………………………………………………………..

Câu 10: Hãy đóng vai là Ong Thợ, kể lại đoạn chuyện khi Ong Thợ gặp Quạ Đen.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

  1. CHÍNH TẢ – LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

 

Bài 1: Quan sát tranh rồi tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n:

 

…………………………….
…………………………….
…………………………….
…………………………….

 

 

 

 

Bài 2: Điền vào chỗ trống các tiếng có chứa vần an hoặc ang:

– Cây hoàng ………….. trước sân nhà em đã nở hoa.

– ……………… chim bay nhanh trên bầu trời.

– …………….. sáu, học sinh được nghỉ hè.

– …………… đêm buông xuống sau ngọn đồi.

Bài 3: Gạch chân dưới từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau:

                               Đã ai lên rừng cọ                                    Gối đầu lên thảm cỏ

                               Giữa một buổi trưa hè                             Nhìn trời xanh lá che.

Bài 4: Quan sát và điền vào chỗ chấm để hoàn thành sơ đồ sau:

Từ chỉ ……………..:

hoa hồng, cây xoài, cây na, cây cao su

Từ chỉ ……….……….
5 từ chỉ đồ vật:

…………………………….

…………………………….

…………………………….

5 từ chỉ con vật:

…………………………….

…………………………….

…………………………….

 

 

 

 

 

 

 

Bài 5: Gạch chân dưới các sự vật được so sánh, khoanh

vào từ so sánh trong các câu dưới đây:

– Bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa.

– Tán lá xòe ra như cái ô khổng lồ.

– Bóng bàng tròn lắm

  Tròn như cái nong

  Em ngồi vào trong

  Mát ơi là mát.

ĐÁP ÁN

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án C A C B B

Câu 6: Em thích nhận vật Ong Thợ vì Ong Thợ vừa chăm chỉ, lại thông minh

Câu 7: Tìm trong bài và ghi lại 1 câu có bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?”:

         Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp

. Câu 8: Gạch chân dưới những từ chỉ sự vật trong câu văn sau

              Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.

Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau:

Ông mặt trời nhô lên cười.

Ông mặt trời làm gì?

Câu 10: Hãy đóng vai là Ong Thợ, kể lại đoạn chuyện khi Ong Thợ gặp Quạ Đen.

Đang say sưa đi kiếm mật hoa, tôi bỗng thấy từ xa, một bóng đen xuất hiện. Thì ra, ó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía tôi, xoẹt sát bên tôi toan đớp nuốt. Trong tích tắc, tôi kịp lách mình vụt bay. Thằng Quạ Đen đuổi theo tôi nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của tôi trở lại thênh thang.

 

  1. CHÍNH TẢ – LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

 

Bài 1:

lưỡi liềm
quả lựu
la bàn
đèn lồng

 

 

 

 

Bài 2:

– Cây hoàng lan trước sân nhà em đã nở hoa.

Đàn chim bay nhanh trên bầu trời.

Tháng sáu, học sinh được nghỉ hè.

Màn đêm buông xuống sau ngọn đồi.

Bài 3:

                               Đã ai lên rừng cọ                                    Gối đầu lên thảm cỏ

                               Giữa một buổi trưa hè                             Nhìn trời xanh che.

Bài 4:

Từ chỉ cây cối

hoa hồng, cây xoài, cây na, cây cao su

Từ chỉ sự vật
5 từ chỉ đồ vật:

bút, bảng, áo, tủ, giường, ghế

5 từ chỉ con vật:

con mèo, con chó, con lợn, con gà, con khỉ

 

 

 

 

 

 

 

Bài 5:

Sự vật 1 Từ so sánh Sự vật 2
Bàn ghế gỗ xoan đào như lụa.
Tán lá như cái ô khổng lồ
Bóng bàng như cái nong

Download file phiếu bài tập cuối tuần tiếng việt lớp 3

Download bộ phiếu bài tập cuối tuần tiếng việt lớp 3 thầy cô tải nhé.

PASS GIẢI NÉN: yopoVn.Com

Với chia sẻ về thầy cô đã có thêm thật nhiều tài liệu hữu ích trong giảng dạy rồi. Đừng quên yopovn luôn cập nhật, chia sẻ liên tục file tài liệu tiếng việt lớp 5, tiếng việt lớp 4, tiếng việt lớp 3, tiếng việt lớp 2, tiếng việt lớp 1 và các chương trình giáo dục cập nhật mới. Thầy cô truy cập yopovn mỗi ngày để tải thêm nhé!

5/5 - (4 bình chọn)

Thư viện tài liệu13 Tháng bảy, 2023 @ 11:51 sáng

BÀI TRONG SERIES: Phiếu bài tập tiếng việt lớp 3

Bài tập tiếng việt nâng cao lớp 3 có đáp án >>