Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Cơ sở lý luận :
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng đòi hỏi sự đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì vậy cần phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học một cách phù hợp.
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt, nó rèn cho học sinh tạo lập văn bản, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Để làm được một bài văn không những học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn. Vì vậy Tập làm văn là phân môn có tính tích hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác.
Trong quá trình dạy một tiết Tập làm văn, để đạt mục tiêu đề ra ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế, khả năng nói và viết phải trôi chảy, lưu loát rõ ràng để người nghe hiểu được nội dung mình cần nói, cần viết. Đó chính là yêu cầu cần đạt trong việc rèn luỵên khả năng giao tiếp và góp phần đắc lực vào việc giữ gìn, phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt và hình thành nhân cách con người Việt Nam.
2.Cơ sở thực tiễn :
Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn cho học sinh nói đúng, viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ đó phụ thuộc phần lớn vào việc dạy Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.
Qua thực tế , tôi thấy phân môn Tập làm văn là một phân môn khá khó so với các phân môn khác của Tiếng Việt. Rất nhiều học sinh không hứng thú với tiết học này. Với định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH ở Tiểu học hiện nay là phát huy tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của người học. Điều đó khiến tôi luôn trăn trở, suy nghĩ: làm thế nào? bằng cách nào để khơi gợi ở học sinh niềm hứng thú, say mê học tập, để mỗi giờ dạy Tập làm văn của mình ngày càng đạt hiệu quả cao, thu hút, khơi gợi được năng lực làm văn của từng học sinh. Đó chính là lí do tôi chọn sáng kiến: Hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập làm văn.”
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A.Thực trạng.
Qua nhiều năm dạy tập làm văn lớp 3, tôi thấy học sinh thường mắc phải các lỗi sau:
– Vốn từ ngữ, vốn sống, vốn hiểu biết của các em còn hạn chế. Trí tưởng tượng chưa phong phú khiến cho một số đề văn có nội dung chưa gần gũi với học sinh như: lễ hội, buổi biểu diễn nghệ thuật, buổi thi đấu thể thao…càng trở nên khó khăn.
– Diễn đạt lủng củng, lộn xộn, tối nghĩa, từ ngữ lặp lại nhàm chán, còn sử dụng văn nói trong bài viết và không có sự sáng tạo trong bài văn.
– Lỗi về chính tả, sử dụng dấu câu tùy tiện khiến cho bài văn khó hiểu, tối nghĩa.
Với những phát hiện trên, tôi quyết định áp dụng một số biện pháp mà tôi cảm thấy rất tâm đắc để hướng dẫn cho học sinh học học tốt phân môn Tập làm văn lớp 3.
B. Các giải pháp thực hiện
1. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong các giờ học.
a.Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ và lồng ghép kiến thức ở các phân môn khác .
Như chúng ta đã thấy, học sinh lớp 3 tư duy còn hạn chế, vốn từ, vốn hiểu biết nghèo nàn. Để khắc phục điều đó tôi luôn hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ và lồng ghép kiến thức ở các phân môn khác .
Theo cấu trúc sách giáo khoa thì tập làm văn là phân môn được sắp xếp cuối cùng của tuần.Vì vậy, trong quá trình dạy tôi phải luôn chủ động nắm được nội dung của bài Tập làm văn sẽ học cuối tuần có liên quan gì đến các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu…để tôi có thể nhấn mạnh cho các em kiến thức cần ghi nhớ. Nhờ các phân môn ấy các em đã tích lũy được kiến thức và vận dụng tốt khi học tập làm văn.
Ví dụ : Ở tuần 22 – chủ điểm Sáng tạo, tiết Tập làm văn có bài tập :
+)Bài 1 : Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
+)Bài 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn từ 7 đến 10 câu.
Để làm tốt bài tập làm văn này, tôi đã tiến hành các bước như sau:
+ Khi bắt đầu dạy chủ điểm Sáng tạo tôi cần phải nắm được đề Tập làm văn sẽ học là Kể về một người lao động trí óc mà em biết.
+Từ đó, trong quá trình dạy tôi luôn nhấn mạnh đến các bài học có nội dung liên quan về những người lao động trí óc như: Nhà bác học và bà cụ, Chiếc máy bơm, Người trí thức yêu nước…
+ Đồng thời tôi luôn kết hợp đặt ra một số câu hỏi trong các bài học ấy
nhằm mở rộng cung cấp vốn từ, vốn hiểu biết cho các em:
– Người đó làm việc làm việc trong lĩnh vực nào?
– Thái độ làm việc của người đó ra sao?
– Em học tập được ở người đó đức tính gì?
Như vậy, để có một tiết tập làm văn thành công thì giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp giữa các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Các bài học được biên soạn theo chủ điểm. Lồng ghép kiến thức ở các phân môn trong cùng chủ điểm sẽ giúp học sinh tích lũy được rất nhiều vốn kiến thức, vốn từ ngữ, vốn hiểu biết.
Bên cạnh đó, nhiều em còn diễn đạt chưa rõ ý ,câu văn chưa có hình ảnh hay. Có một số từ do được nghe và nói trong sinh hoạt hằng ngày thành quen thuộc, học sinh vẫn còn sử dụng trong bài văn của mình.
Ví dụ: Trong bài Tập làm văn tuần 22 : “Nói, viết về người lao động trí óc”, có học sinh viết: “Người lao động trí óc mà em kể là bác em. Bác là người làm nghề chữa bệnh ở bệnh viện. Bác toàn mặc áo màu trắng khi làm việc”.
– Để tránh tình trạng sử dụng từ ngữ như vậy thì trong tiết Luyên từ và câu, tôi giúp học sinh hệ thống được các từ ngữ nói về chủ điểm “Sáng tạo” như những từ ngữ chỉ trí thức: bác sĩ, dược sĩ, nhà văn, nhà bác học,…và từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức: nghiên cứu, chế tạo thuốc, khám bệnh….Qua đó, học sinh đã có thêm vốn từ để chuẩn bị cho bài nói, viết về người lao động trí óc. Sau khi có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho tiết học thì học sinh đã thay đổi trong cách viết văn của mình.
Ví dụ: Bài văn của học sinh viết như sau:
Bác Lan là một người lao động trí óc thầm lặng mà em kính trọng nhất. Bác là một bác sĩ làm việc ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Hàng ngày bác đi làm từ 6 giờ sáng cho đến 7 giờ tối bác mới về. Công việc của bác là khám và chữa bệnh cho các bệnh nhân. Bác luôn tận tình hỏi han bệnh nhân nhẹ nhàng và kĩ lưỡng để tìm ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân nhanh khỏi bệnh. Khi tan làm ,về nhà bác Lan lại là một người phụ nữ đảm đang luôn chăm lo đến bữa ăn, giấc ngủ cho mọi người trong nhà rất chu đáo. Đêm đêm, khi cả nhà đi ngủ bác lại nghiên cứu sách vở để học hỏi các phương pháp chữa bệnh tiên tiến ở trên thế giới. Nhờ sự tận tâm với nghề mà bác đã cống hiến rất nhiều công trình nghiên cứu cho ngành Y để phục vụ sức khỏe cho con người. Em rất tự hào về bác Lan và mong muốn sẽ học thật giỏi để trở thành một bác sĩ giỏi như bác.”
Như vậy, ngoài việc hiểu rõ tính tích hợp của các phân môn trong môn Tiếng Việt thì những sự việc hoặc hoạt động các em không được chứng kiến hoặc tham gia, tôi luôn khuyến khích các em quan sát qua tranh ảnh, sách báo, trên tivi,… hoặc hỏi những người thân hay trao đổi với bạn bè. Khi được trang bị những kiến thức cơ bản như thế, học sinh sẽ có thói quen ghi nhớ và vận dụng kiến thức, vốn sống, vốn từ ngữ…vào các bài Tập làm văn. Các em có những ý tưởng độc lập, có thể trình bày được bài văn chân thực, sinh động và sáng tạo.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
- POWERPOINT MỘT SỐ BIỆN PHÁT NHẰM PHÁT HUY TÍNH ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ SÁNG TẠO Ở HỌC SINH LỚP 3
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập làm văn
- SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3 NĂM 2022-2023