TUYỂN TẬP Giáo án lớp 4 chân trời sáng tạo tải miễn phí ĐẦY ĐỦ CÁC MÔN MỚI NHẤT được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file giáo án lớp 4 chân trời sáng tạo tải miễn phí , giáo án lớp 4 chân trời sáng tạo trọn bộ tại links đính kèm.
TUYỂN TẬP Giáo án lớp 4 chân trời sáng tạo tải miễn phí ĐẦY ĐỦ CÁC MÔN MỚI NHẤT
TUẦN 1
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ
Bài 1: NHỮNG NGÀY HÈ TƯƠI ĐẸP (T1+2)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Năng lực đặc thù.
Chia sẻ được về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người
thân; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với với người thân, bạn bè,… ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phố. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
- Năng lực chung.
– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
- Phẩm chất.
Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to.
– Tranh hoặc ảnh chụp một số món quà để thực hiện hoạt động khởi động.
– Vật thật hoặc tranh ảnh: cuốn từ điển TV, cây cỏ chọi gà, hòn bi ve,…
– Bảng phụ ghi đoạn từ “Vừa lúc hội bạn ở làng” đến “ở đình làng”.
- Học sinh
- SHS, VBT, bút, vở….
- Một món quà em muốn chia sẻ ở phần khởi động.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
TIẾT 1 – 2 | |
1. Khởi động.
– Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Chia sẻ được về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân; + Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. – Cách tiến hành: |
|
– GV tổ chức cho học sinh múa hát bài hát “Mùa hè vui”.
– GV giới thiệu tên chủ điểm và yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. – GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nói chia sẻ với bạn về một món quà em đượctặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân – GV Nhận xét, tuyên dương. – GV cho HS xem tranh và dẫn dắt vào bài mới: “Những ngày hè tươi đẹp”. |
– HS tham gia múa hát.
– HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời.
-HS thảo luận nhóm đôi
– HS lắng nghe. |
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
– Mục tiêu: – Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. – Hiểu được nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với với người thân, bạn bè,… ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phố. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè,người thân. – Phát triển năng lực ngôn ngữ. – Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
– GV đọc mẫu: Đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, từ ngữ gọi tên các món quà; giọng Điệp thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa). – GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp. – Gọi 1 HS đọc toàn bài. – GV chia đoạn: (4 đoạn) +Đoạn 1: Từ đầu đến “trôi nhanh quá”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “ra đầu ngõ”. + Đoạn 3: Tiếp theo đến “ở đình làng”. +Đoạn 4: Còn lại. – GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. – Luyện đọc từ khó: lớn tưởng, bịn rịn,…;,… – Luyện đọc câu dài: Sau cùng là Tuyết,/ nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng,/ dặn lên phố nướng ăn/ để nhớ/ mà về chơi với nhau.//; Tớ chào các bạn/ và hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách/ để gửi về/làm tủ sách ở đình làng.//; … – Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. – GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu – Giải nghĩa từ khó hiểu: cỏ chọi gà (Cỏ gà, còn gọi là cỏ chỉ, cỏ ống, là loại cỏ có thân rễ bò dài ở gốc, thẳngđứng ở ngọn, cứng. Đặc biệt, thân cỏ thường có nốt sần do những bẹ lá tạo thành. Trẻ em thường chơi chọi cỏ gà bằng cách “chọi” nốt sần vào nhau, nốt sần nào bị đứt rời ra thì coi như “gà” thua.), đường thơm (ý nói đường thơm hương lúa chín, hương hoa cỏ ở làng quê), tưởng tượng (tạo ra trong trí hình ảnh những cái không có hoặc chưa có ở trước mắt), – GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. – GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc điều gì?
– GV yêu cầu HS rút ra ý của đoạn 1
+ Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu?
– GV yêu cầu HS rút ra ý của đoạn 2
+ Câu 3: Mỗi người bạn tặng cho bạn nhỏ món quà gì? Những món quà ấy thể hiện điều gì?
+ Câu 4: Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
– GV yêu cầu HS rút ra ý của đoạn 3
+ Câu 5: Theo em, bạn nhỏ tưởng tượng những điều gì về mùa hè năm sau?
– GV yêu cầu HS rút ra ý của đoạn 4
Câu 6: Em mong ước điều gì cho kì nghỉ hè sắp tới của mình? Vì sao?
– GV mời HS nêu nội dung bài. – GV chốt nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với với người thân, bạn bè,… ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phố. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè,người thân. 2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. – GV đọc lại toàn bài. – GV gọi HS nêu lại ý nghĩa, nội dung bài đọc. – GV yêu cầu học sinh xác định được giọng đọc của các nhân vật. – GV yêu cầu HS đọc lại đoạn 3, xác định giọng đọc của đoạn 3: giọng thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, từ ngữ gọi tên và chỉ đặc điểm của các món quà. – GV gọi HS luyện đọc câu nói của Điệp: giọng đọc thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa. -GV gọi HS đọc đoạn 3: Vừa lúc hội bạn ở làng/ ùa đến.// Đứa nào cũng cầm trên tay/ một thứ gì đó.// – Cậu tặng chúng tớ/ cuốn “Từ điển tiếng Việt” rồi,/ đây là quà,/ để cậu nhớ về chúng tớ.// – Điệp nói thế,/ sau khi chìa cho tớ cây cỏ chọi gà/ lớn chưa từng thấy.// Văn cho tớ/ hòn bi ve đẹp nhất,/ quý nhất của nó.// Lê cho tớ/ hòn đá hình siêu nhân/ nhặt ở bờ suối,/ trước giờ vẫn được nó giữ/ như báu vật.// Sau cùng là Tuyết,/ nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng,/ dặn lên phố nướng ăn/ để nhớ mà về chơi với nhau.// Tớ chào các bạn/ và hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách/ để gửi về/ làm tủ sách ở đình làng.// – GV nhận xét, tuyên dương. |
– Hs lắng nghe.
– HS lắng nghe cách đọc.
– 1 HS đọc toàn bài. – HS quan sát
– HS đọc nối tiếp theo đoạn. – HS đọc từ khó. – 2-3 HS đọc câu dài.
– HS luyện đọc theo nhóm 4.
– HS lắng nghe.
– HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
Câu 1: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc những ngày hè ở quê trôi nhanh quá! Ý đoạn 1: Cảm xúc của bạn nhỏ khi mùa hè khép lại. Câu 2: + Ông bà ôm bạn nhỏ, dặn dò hè năm sau nhớ về. + Ông bà cùng cô Lâm bịn rịn tiễn bố mẹ, anh em bạn nhỏ ra đầu ngõ. Ý đoạn 2: Tình cảm của ông bà và cô Lâm dành cho con cháu. Câu 3: + Điệp tặng cây cỏ chọi gà lớn chưa từng thấy. + Văn tặng hòn bi ve đẹp nhất, quý nhất của mình. + Lê tặng hòn đá hình siêu nhân nhặt ở bờ suối, trước giờ vẫn được Lê giữ như báu vật. +Tuyết tặng chống bánh đa chưa nướng, dặn lên phố nướng ăn để nhớ mà về chơi với nhau. – Những món quà quê bình dị nhưng chứa nhiều tình cảm chân thành của các bạn nhỏ. Câu 4: + Bạn nhỏ hứa sẽ tập hợp sách gửi về làm tủ sách ở đình làng. + Việc tặng sách vừa để chia sẻ những quyển sách hay, chia sẻ tri thức; khuyến khích, động viên các bạn cùng học tập, cùng tiến bộ. Ý đoạn 3: Tình cảm giữa bạn nhỏ với những người bạn ở quê. Câu 5: – Bạn bè gặp nhau. Kể cho nhau nghe chuyện của một năm vừa qua. – Cùng chơi đùa trên những cánh đồng. – Tủ sách đình làng đã được hoàn thành. Bạn bè cùng nhau đọc sách. Ý đoạn 4: Cảm xúc của bạn nhỏ trên đường trở lại phố Câu 6: Ví dụ: về quê thăm ông bà, đi du lịch, học môn năng khiếu……….. – HS trả lời -HS lắng nghe.
-HS lắng nghe. – HS trả lời
-HS trước lớp.
-HS lắng nghe. |
3. Hoạt động nối tiếp
– Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. – Cách tiến hành: |
|
-GV cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Câu 1: Nêu lại nội dung bài đọc “Những ngày hè tươi đẹp” Câu 2: Em nhớ nhất điều gì ở kỳ nghỉ hè vừa rồi của em? – GV nhận xét, tuyên dương. |
– Hs tham gia chơi trò chơi và trả lời các câu hỏi.
-HS lắng nghe. |
- ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DANH TỪ ( (T3)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Năng lực đặc thù:
– Nhận diện và biết cách sử dụng danh từ
- Năng lực chung.
– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.
- Phẩm chất.
– Phẩm chất yêu nước:
– Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
– Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên
– Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
– SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
- Học sinh
-SHS, VBT, bút, vở….
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động.
– Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. – Cách tiến hành: |
|
– GV tổ chức cho HS nhảy múa bài “Tập thể dục buổi sáng” để khởi động bài học.
– GV Nhận xét, tuyên dương. – GV dẫn dắt vào bài mới |
– HS tham gia múa hát.
– HS lắng nghe. |
2. Danh từ
– Mục tiêu: Nhận diện và biết cách sử dụng danh từ – Cách tiến hành: |
|
2.1. Hình thành khái niệm danh từ
– GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT1 – GV cho HS thảo luận nhóm 3( Làm bảng nhóm) – GV cho HS chia sẻ kết quả.
– GV rút ra ghi nhớ: Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, thời gian, hiện tượng tự nhiên,…). 2.2. Nhận diện danh từ – GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT2 – GV cho HS làm vào VBT – GV cho HS chia sẻ kết quả. – GV nhận xét, tuyên dương.
2.3. Đặt câu với danh từ cho trước – GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của 3 – GV cho HS đặt câu trong nhóm nhỏ – GV cho HS chia sẻ kết quả.
– GV nhận xét, tuyên dương. |
– HS đọc yêu cầu BT1 – HS thảo luận nhóm. – HS chia sẻ: Từ chỉ người: ông, bố, chú. Từ chỉ vật: bàn tay, cây, thơ, tàu, tóc, cát, dừa, biển, trăng. Từ chỉ thời gian: chiều, tối, đêm. Từ chỉ hiện tượng: sóng, gió. -HS lắng nghe.
– HS đọc yêu cầu BT2 – HS làm vào VBT – Đáp án: cánh đồng, gió, nắng, xóm, con kinh, bông súng, đìa, chim tu hú, cá,…
– HS đọc yêu cầu BT3 – HS đặt câu – Đáp án: +Vào mỗi buổi sáng, mẹ em đều thức dậy sớm. +Ánh nắng mặt trời xuyên qua các khẽ lá. +Con đường đến trường rất thân thuộc và gắn bó. -HS lắng nghe. |
3. Hoạt động nối tiếp
– Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. – Cách tiến hành: |
|
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhổ cà rốt” để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Câu 1: Danh từ là gì? + Câu 2: Từ nào dưới đây là từ chỉ sự vật?
– Nhận xét, tuyên dương. |
– HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
– HS trả lời – Đáp án A: Từ chỉ sự vật – Đáp án B: bác nông dân + Trả lời các câu hỏi. – Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
- ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
——————————————————————
VIẾT
NHẬN DIỆN BÀI VĂN KỂ CHUYỆN (T4)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Năng lực đặc thù.
– Nhận diện được bài văn kể chuyện, xác định được cấu tạo của một bài văn kể chuyện đã đọc.
– Ghi lại được kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất.
- Năng lực chung.
– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời các câu hỏi. Làm được các bài tập 1, 2.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia trong nhóm.
- Phẩm chất.
Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên
– Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
– SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
- Học sinh
-SHS, VBT, bút, vở….
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động:
– Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. – Cách tiến hành: |
|
– GV cho HS hát và múa theo bài “Mùa hè đến”.
– GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh. – Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài. |
– HS múa hát.
– Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. |
2. Viết | |
– Mục tiêu:
– Nhận diện được bài văn kể chuyện, xác định được cấu tạo của một bài văn kể chuyện đã đọc. – Cách tiến hành: |
|
2.1. Nhận diện bài văn kể chuyện
– GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT1 – GV cho HS đọc yêu cầu BT1a, trao đổi trong nhóm. – GV cho HS chia sẻ kết quả.
– GV cho HS đọc yêu cầu BT1b, trao đổi trong nhóm đôi Xác định các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện và kết quả của các sự việc ấy.. – GV cho HS chia sẻ trước lớp.
– GV cho HS đọc yêu cầu BT1c : Các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện được kể theo trình tự nào? – GV nhận xét, tuyên dương. 2.2. Rút ra ghi nhớ về cấu tạo của bài văn kể chuyện – GV cho học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Theo em, bài văn kể chuyện thường gồm mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì?
-GV: Có thể kể lại câu chuyện theo trình tự nào?
-GV chốt lại ghi nhớ: Bài văn kể chuyện đã đọc, đã nghe thường gồm ba phần: 1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện. 2. Thân bài: Kể lại các sự việc của câu chuyện theo trình tự thời gian hoặc không gian. Lưu ý: Thân bài có thể gồm một hoặc nhiều đoạn văn. 2. Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện. 2.3. Luyện tập xác định cấu tạo bài văn kể chuyện – GV cho HS đọc bài văn “ Người ăn xin”. – GV cho học sinh thảo luận nhóm đôi đọc BT2a, xác định phần mở đầu câu chuyện. – Hs chia sẻ trước lớp – GV cho Hs làm vào VBT – GV cho HS đọc yêu cầu BT2b: Xác định các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.
– Hs chia sẻ trước lớp – GV cho Hs làm vào VBT |
– HS xác định yêu cầu của BT1. – Thảo luận nhóm Đáp án: + Phần giới thiệu câu chuyện: Từ đầu đến “câu chuyện ‘‘Tích Chu’’”. + Phần kể lại nội dung của câu chuyện – Mở đầu câu chuyện: Từ ‘‘Chuyện kể về’’ đến ‘‘chỉ mải rong chơi’’. – Diễn biến câu chuyện: Từ “Lần đó” đến “mang về”. – Kết thúc câu chuyện: Từ ‘‘Được uống nước’’ đến ‘‘chăm sóc bà’’. + Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện: Từ “Câu chuyện bà kể” đến hết. -HS thảo luận nhóm đôi
– Đáp án: + Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc. Kết quả: Bà biến thành chim. + Tích Chu biết chuyện, đi tìm, tha thiết gọi. Kết quả: Chim vẫn vỗ cánh bay đi. + Tích Chu gặp bà tiên. Kết quả: Bà tiên chỉ đường cho Tích Chu đi tìm nước suối tiên. + Tích Chu vất vả đi tìm nước suối tiên. Kết quả: Tích Chu tìm được nước suối tiên mang về. -Đáp án: Sự việc nào diễn ra trước – kể trước, sự việc nào diễn ra sau – kể sau.)
-Đáp án: Bài văn kể chuyện thường gồm ba phần: • Mở bài: Giới thiệu câu chuyện. • Thân bài: Kể lại các sự việc của câu chuyện. • Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện. -Sự việc nào diễn ra trước thì kể trước, sự việc nào diễn ra sau thì kể sau, được gọi là trình tự thời gian. Ngoài ra, đối với một số câu chuyện, có thể kể theo trình tự không gian, tức là kể lại các sự việc gắn với mỗi địa điểm hoặc tình huống diễn ra. Thông thường, mỗi sự việc có thể kể lại bằng một đoạn văn. – Hs lắng nghe ghi nhớ và 1 vài học sinh nhắc lại.
– HS đọc bài văn – Đáp án: Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già khọm đứng ngay trước mặt tôi”. – HS làm vào VBT – Đáp án: + Sự việc 1: Tác giả đang đi trên phố. Kết quả: Gặp người ăn xin đáng thương + Sự việc 2: Ông lão chìa tay và cầu xin cứu giúp. Kết quả: Tác giả lục túi tìm đồ nhưng không có tài sản gì đáng giá. + Sự việc 3: Ông lão vẫn đợi và chìa tay ra. Kết quả: Tác giả nắm chặt đôi bàn tay run lẩy bẩy và ông lão cảm ơn
– HS làm vào VBT |
3. Vận dụng:
* Mục tiêu: – Ghi lại được kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất. * Cách tiến hành: |
|
– Gv cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Ghi lại một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất.
Gợi ý: + Vào mùa hè, em thường đi đâu, làm gì? Cùng với những ai? + Em nhớ nhất nơi nào đã đến hoặc việc nào đã làm? Vì sao? – GV cho HS chia sẻ trước lớp.
|
– HS xác định yêu cầu của HĐ và làm vào VBT
– Hs chia sẻ – |
* Hoạt động nối tiếp:
Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. Cách tiến hành: |
|
– Bài văn kể chuyện thường gồm mấy phần?
– Phần mở bài ? – GV nhận xét tuyên dương, tổng kết bài học |
-HS: – Bài văn kể chuyện thường gồm 3 phần
– Giới thiệu câu chuyện |
- ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
TIẾNG VIỆT
BÀI 2: ĐOÁ HOA ĐỒNG THOẠI (T1)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Năng lực đặc thù.
– Nói được 1-2 cuộc thi viết, vẽ…. dành cho thiếu nhi mà em biết, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; Hiểu được nội dung bài đọc: Cuộc thi “Đoá hoa đồng thoại” dành riêng một hạng mục cho Hs tiểu học nhằm khuyến khích và phát hiện tài năng sáng tác truyện đồng thoại của các em nhỏ.
- Năng lực chung.
– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
- Phẩm chất.
Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên
SGK, Bìa một số tập truyện đoá hoa đồng thoại. Bảng phụ ghi đoạn 2 và 3
- Học sinh
SGK, đồ dùng học tập..
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu: – Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. – Nói được 1-2 cuộc thi viết, vẽ…. dành cho thiếu nhi mà em biết, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. * Cách tiến hành: |
|
– GV cho HS hoạt động nhóm đôi Nói được 1-2 cuộc thi viết, vẽ…. dành cho thiếu nhi mà em biết.
– GV cho HS xem tranh và dẫn dắt vào bài mới: “Đoá hoa đồng thoại”. |
– Hs chia sẻ theo nhóm đôi.
– Hs ghi bài vào vở. |
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập: | |
Mục tiêu:
– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; Hiểu được nội dung bài đọc: Cuộc thi “Đoá hoa đồng thoại” dành riêng một hạng mục cho Hs tiểu học nhằm khuyến khích và phát hiện tài năng sáng tác truyện đồng thoại của các em nhỏ. Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
– GV đọc mẫu: Đọc giọng thong thả, rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ tên, mục đích, ý nghĩa..của cuộc thi. – GV HD đọc: – Gọi 1 HS đọc toàn bài. – Luyện đọc từ khó: truyện, rộng rãi, xuất sắc…. – Luyện đọc câu dài: Cuộc thi sáng tác truyện /”Đoá hoa đồng thoại” /dành riêng một hạng mục /cho học sinh các trường tiểu học /trên toàn quốc tham gia. – GV chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến “trẻ em hai nước”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “khuyến đọc của Việt Nam”. + Đoạn 3: Còn lại. – GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. – Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. – GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu – Giải nghĩa từ khó hiểu: Đoá hoa đồng thoại: Tên cuộc thi sáng tác truyện đồng thoại do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam bảo trợ. Cuộc thi được tổ chức ở Việt Nam từ năm 2018. Truyện đồng thoại: truyện sáng tác dành cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật được nhân hoá để tạo nên một thế giới thần kì. Phát hành: đưa ra sử dụng rộng rãi những gì mới in, mới xuất bản. – GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. – GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Ban Tổ chức cuộc thi “Đoá hoa đồng thoại” mong muốn điều gì khi dành riêng một hạng mục cho học sinh tiểu học?
+ Câu 2: Tìm những chi tiết cho thấy Ban Tổ chức rất đề cao các tác phẩm đoạt giải.
+ Câu 3: Thí sinh đoạt giải Đặc biệt nhận được những vinh dự gì?
+ Câu 4: Em mong muốn có thêm cuộc thi nào được tổ chức dành cho thiếu nhi?Vì sao?
+ Câu 5: Theo em, bạn nhỏ tưởng tượng những điều gì về mùa hè năm sau?
– GV mời HS nêu nội dung bài. – GV chốt nội dung bài đọc: Cuộc thi “Đoá hoa đồng thoại” dành riêng một hạng mục cho Hs tiểu học nhằm khuyến khích và phát hiện tài năng sáng tác truyện đồng thoại của các em nhỏ. 2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. – GV đọc lại toàn bài. – GV gọi HS nêu lại ý nghĩa, nội dung bài đọc. – GV yêu cầu học sinh xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng. – GV yêu cầu HS đọc lại đoạn 2 và 3, xác định giọng đọc của 2 đoạn này: thong thả, rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở từ chỉ việc làm của ban tổ chức, đoạn 3 thể hiện cảm xúc tự hào. Các tác phẩm đoạt giải /được dịch sang tiếng Nhật, /biên tập, /vẽ minh hoạ,/ in ấn /và phát hành rộng rãi /dưới dạng tuyển tập song ngữ Việt – Nhật. //Toàn bộ lợi nhuận từ việc bán sách/ được trao tặng cho các quỹ khuyến học, /khuyến đọc của Việt Nam. Hằng năm, /thí sinh đoạt giải Đặc biệt/ được tham gia lễ trao giải tại Nhật Bản/ và được khắc tên trên cúp “Đoá hoa đồng thoại” /– phần thưởng vinh danh các tác giả xuất sắc.// – GV nhận xét, tuyên dương. |
– Hs lắng nghe.
– HS lắng nghe cách đọc. – 1 HS đọc toàn bài. – HS quan sát và đọc từ khó 2-3 HS đọc câu dài.
– HS đọc nối tiếp theo đoạn. – HS luyện đọc theo nhóm 4.
– HS lắng nghe.
– HS lắng nghe.
– HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Ban Tổ chức mong muốn khuyến khích và phát hiện tài năng sáng tác truyện đồng thoại của các em nhỏ khi dành riêng một hạng mục cho học sinh tiểu học. + Những chi tiết cho thấy Ban Tổ chức rất đề cao các tác phẩm dự thi đoạt giải: – Các tác phẩm đoạt giải được dịch sang tiếng Nhật, biên tập, vẽ minh họa, in ấn và phát hành rộng rãi dưới dạng tuyển tập song ngữ Việt – Nhật. – Toàn bộ lợi nhuận từ việc bán sách được trao tặng cho các quỹ khuyến học, khuyến đọc của Việt Nam. + Hằng năm, thí sinh đoạt giải Đặc biệt được tham gia lễ trao giải tại Nhật Bản và được khắc tên trên cúp “Đóa hoa đồng thoại” – phần thưởng vinh danh các tác giả xuất sắc. + Em mong muốn được tổ chức thêm cuộc thi: “Sáng tạo dành cho thiếu nhi”. Bởi vì đây là một hoạt động khoa học công nghệ có ý nghĩa thiết thực nhằm đẩy mạnh phong trào sáng tạo, phát hiện và khai thác tiềm năng trí tuệ, sáng tạo của thiếu nhi, góp phần khơi dậy tiềm năng, phát huy tư duy sáng tạo nghiên cứu khoa học của thế hệ trẻ nước nhà.
HS lắng nghe.
-HS lắng nghe. – HS trả lời
– HS đọc
HS lắng nghe. |
3. Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Cách tiến hành: |
|
Gọi HS nêu lại nội dung bài
Nhận xét tiết dạy, tuyên dương |
1 HS nêu trước lớp.
HS lắng nghe. |
- ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
TIẾNG VIỆT
NÓI VÀ NGHE: TRAO ĐỔI VỀ VIỆC XÂY DỰNG TỦ SÁCH CỦA LỚP EM (T2)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Năng lực đặc thù.
– Biết trao đổi, đóng góp ý kiến trong cuộc họp nhóm bàn về xây dựng tủ sách của lớp.
- Năng lực chung.
– Năng lực tự chủ, tự học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên
– Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
– SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
- Học sinh
-SHS, VBT, bút, vở….
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động:
· Mục tiêu + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. · Cách tiến hành |
|
– GV hỏi: Em có thích đọc sách không? Nói tên một cuốn sách mà em thích?
– GV kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh. – Giới thiệu bài mới – Ghi bảng đầu bài. |
– HS trả lời câu hỏi
– Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. |
2. Hoạt động nói và nghe | |
Mục tiêu: – Biết trao đổi, đóng góp ý kiến trong cuộc họp nhóm bàn về xây dựng tủ sách của lớp.
Cách tiến hành: |
|
2.1. Nói và nghe
-Gv hs nêu yêu cầu của BT 1 và đọc các gợi ý
-Gv tổ chức HS trao đổi trong nhóm 4 về việc xây dựng tủ sách của lớp em dựa vào gợi ý: + Theo em vì sao cần có tủ sách của lớp? + Em cần làm gì để đóng góp sách? + Em và các bạn nên sắp xếp sách như thế nào? + Em và các bạn sẽ sử dụng sách ra sao? – GV gọi HS trình bày. – GV nhận xét, tuyên dương 2.2. Ghi chép – Gv yêu cầu hs xác định và phân tích yêu cầu của BT2: Ghi chép lại một số việc cần làm để đóng góp sách, cách sắp xếp, sử dụng sách trong khi cùng các bạn trao đổi. – GV yêu cầu Hs làm vào vở nháp. – GV nhận xét nội dung. |
HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc các gợi ý
Hs thảo luận nhóm , quan sát theo kỹ thuật Bể cá và nhận xét thảo luận của nhóm bạn
HS trình bày kết quả trước lớp -HS lắng nghe.
– HS xác định và phân tích yêu cầu BT2
– Hs làm vào vở -HS lắng nghe. |
3. Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. Cách tiến hành: |
|
Em chia sẻ cách em sử dụng sách?
Nhận xét tiết dạy, tuyên dương |
1-2 hs nêu |
- ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
TIẾNG VIỆT
VIẾT : LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN KỂ CHUYỆN (T3)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Năng lực đặc thù.
– Biết lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về lòng trung thực hoặc nhân hậu.
– Viết và trang trí được nội quy sử dụng tủ sách của lớp em.
- Năng lực chung.
– Năng lực tự chủ, tự học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất.
Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên
– Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
– SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
- Học sinh
-SHS, VBT, bút, vở….
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động:
Mục tiêu + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. Cách tiến hành |
|
– GV cho HS vận động bài nhạc” Nhảy múa nào bạn ơi”
– GV Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của hs. – Giới thiệu bài mới- Ghi bảng đầu bài. |
– HS vận động theo nhạc
– Mở SGK và ghi tựa bài. |
2. Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện | |
Mục tiêu: – Biết lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về lòng trung thực hoặc nhân hậu.
Cách tiến hành: |
|
2.1. Tìm hiểu đề bài
Gv yêu cầu HS đọc đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. – GV yêu cầu HS phân tích đề bài: + Đề bài yêu cầu viết bài văn thuộc thể loại nào? + Câu chuyện này do đâu em biết? + Câu chuyện kể về nội dung gì? GV nhận xét và rút ra một số điểm cần lưu ý ở đề bài. 2.2. Lựa chọn câu chuyện – Gv yêu cầu HS đọc và phân tích yêu cầu BT1.
– Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm chia sẻ kể tên câu chuyện và giải thích lý do vì sao câu chuyện đó có nội dung về lòng trung thực hoặc nhân hậu. – Gv yêu cầu HS chia sẻ trước lớp. – GV nhận xét. 2.3 Lập dàn ý cho bài văn – Gv yêu cầu HS xác định yêu cầu BT2 và đọc các gợi ý. -GV cho HS lập dàn ý bằng cách ghi các từ ngữ, hình ảnh hoặc sự việc chính, khuyến khích HS ghi chép dưới dạng sơ đồ đơn giản. -GV cho HS chia sẻ trước lớp |
HS đọc và phân tích đề bài.
+ Kể chuyện + Đã đọc, đã nghe + Kể về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. .
HS đọc và phân tích yêu cầu BT1 -Hs thảo luận nhóm
-Hs chia sẻ
HS đọc và xác định yêu cầu BT2 -Hs thực hiện
Hs chia sẻ |
3. Vận dụng
Mục tiêu: – Viết và trang trí được nội quy sử dụng tủ sách của lớp em. Cách tiến hành: |
|
– Gv cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: – Viết và trang trí nội quy sử dụng tủ sách của lớp em.
– GV cho HS chia sẻ trước lớp.
|
Hs thực hành |
- ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
Download file giáo án lớp 4 chân trời sáng tạo trọn bộ
Thầy cô tải file theo links.
Hy vọng với chia sẻ giáo án lớp 4 chân trời sáng tạo trọn bộ trên, thầy cô đã có thêm nhiều tài liệu hữu ích trong giảng dạy hơn. Đừng quên yopovn liên tục cập nhật chia sẻ mới mỗi ngày. Hãy truy cập thường xuyên để theo dõi và tải nhiều tài liệu mới nhé!
Thư viện tài liệu18 Tháng tám, 2023 @ 11:14 sáng
- Giáo án lớp 4 chân trời sáng tạo tải miễn phí NĂM 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- Giáo án toán lớp 4 kết nối tri thức với cuộc sống NĂM 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- Giáo án môn toán lớp 4 sách cánh diều CẢ NĂM 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- Giáo án tiếng việt lớp 4 chân trời sáng tạo HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- TỔNG HỢP Bộ sách giáo khoa lớp 4 KẾT NỐI TRI THỨC, CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO LINK DRIVE
- TUYỂN TẬP Giáo án lớp 4 kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 chương trình mới TẤT CẢ CÁC MÔN
- WORD+ PPT Giáo án điện tử tin học lớp 4 chân trời sáng tạo NĂM 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- TUYỂN TẬP Giáo án lớp 4 chân trời sáng tạo tải miễn phí ĐẦY ĐỦ CÁC MÔN MỚI NHẤT
- TÀI LIỆU Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 4 trọn bộ
- Giáo án giáo dục thể chất lớp 4 cánh diều CẢ NĂM CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- Giáo án lớp 4 chân trời sáng tạo cả năm 2023 – 2024 MỚI NHẤT
- Lịch báo giảng khối 4 cả năm 2023 – 2024
- KẾ HOẠCH LỒNG GHÉP QUỐC PHÒNG AN NINH LỚP 4 NĂM 2023 – 2024
- POWERPOINT Bài giảng khoa học lớp 4 kết nối tri thức
- POWERPOINT Bài giảng tiếng việt lớp 4 kết nối tri thức
- POWERPOINT Bài giảng toán lớp 4 kết nối tri thức
- POWERPOINT Bài giảng môn lịch sử và địa lý lớp 4 chân trời sáng tạo
- POWERPOINT Bài giảng môn công nghệ lớp 4 sách kết nối
- POWERPOINT Bài giảng hoạt động trải nghiệm lớp 4 kết nối tri thức
- POWERPOINT Bài giảng đạo đức lớp 4 chân trời sáng tạo
- POWERPOINT Bài giảng công nghệ lớp 4 chân trời sáng tạo
- POWERPOINT Giáo án điện tử lịch sử địa lý lớp 4 KẾT NỐI TRI THỨC
- POWERPOINT Giáo án điện tử đạo đức lớp 4 kết nối
- POWERPOINT Bài giảng điện tử khoa học lớp 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- POWERPOINT Bài giảng toán lớp 4 chân trời sáng tạo
- POWERPOINT Bài giảng hoạt động trải nghiệm lớp 4 chân trời sáng tạo
- POWERPOINT Bài giảng TIẾNG VIỆT lớp 4 chân trời sáng tạo
- Bài tập cuối tuần môn toán lớp 4 chân trời sáng tạo
- Giáo án câu lạc bộ toán lớp 4 HỌC KÌ 1 + HỌC KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC NĂM 2024