MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA BAN CÁN SỰ LỚP TIỂU HỌC được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file theo links.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA BAN CÁN SỰ LỚP TIỂU HỌC
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | TRANG |
1 | MỤC LỤC | 2 |
2 | THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP | 3 |
3 |
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn biện pháp 2/ Phạm vi và đối tượng thực hiện 3/ Mục đích của biện pháp |
4
4 4 4 |
4 |
PHẦN NỘI DUNG
1/ Nội dung các biện pháp 1.1/ Tìm hiểu học sinh 1.2/ Bầu Ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cho ban cán sự: 1.3/ Bồi dưỡng ban cán sự lớp 1.4/ Phát huy vai trò nòng cốt của ban cán sự: 1.5/ Khen thưởng công khai, khiển trách nhẹ nhàng. 2/ Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện
|
4
4 5 5 7 7 8 8 |
5 |
PHẦN KẾT LUẬN
1/ Bài học kinh nghiệm 2/ Những kiến nghị – đề xuất |
10
10 10 |
6 | TÀI LIỆU THAM KHẢO | 12 |
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện cho học sinh. Vì vậy ở các trường học không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức mà còn dạy các em kĩ năng sống. Học sinh tiểu học ở Việt Nam rất ngoan, chăm chỉ, học giỏi và biết nghe lời thầy cô giáo. Nhưng sự tự tin, mạnh dạn và bản lĩnh của các em chưa thực sự bằng học sinh các nước phương Tây. Ở tiểu học, người giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò rất quan trọng đó là quản lí toàn diện một tập thể học sinh. Giáo viên không chỉ tích cực đổi mới phương pháp dạy học mà còn phát huy năng lực công tác chủ nhiệm lớp. Trong đó, giáo viên cần chú trọng dạy học sinh trong lớp sự mạnh dạn, tự tin và khả năng tự quản tốt.
Với gần tám năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng việc phát huy năng lực của ban các sự lớp có quyết định rất nhiều đến thành công hay thất bại trong công tác giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn viết đề tài với biện pháp: “Phát huy năng lực của ban cán sự lớp trong công tác chủ nhiệm”
2/ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
2.1/ Phạm vi thực hiện:
Đề tài nghiên cứu về biện pháp phát huy năng lực của ban cán sự lớp trong công tác chủ nhiệm.
2.2/ Đối tượng thực hiện:
Đề tài này sẽ đi vào nghiên cứu, tổng kết về vai trò, nhiệm vụ, hoạt động và tác động của ban cán sự tới việc nâng cao chất lượng nề nếp của lớp 3/3, trường Tiểu học Long Đức.
3/ MỤC ĐÍCH CỦA BIỆN PHÁP
Trên cơ sở nghiên cứu về vai trò nòng cốt của ban cán sự lớp trong công tác chủ nhiệm nhằm phát huy năng lực của ban cán sự lớp trong công tác chủ nhiệm. Từ đó, đưa ra được kế hoạch cụ thể với các giải pháp sát thực tế với điều kiện hoàn cảnh của lớp, của trường, làm cho chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở trường được năng lên.
PHẦN NỘI DUNG
1/ NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP
1.1/ Tìm hiểu học sinh
– Sau khi nhận được phân công lớp chủ nhiệm, tôi gặp giáo viên chủ nhiệm năm trước để tìm hiểu tình hình chung của cả lớp. Tôi chú ý đến năng lực quản lí lớp của từng em trong ban cán bộ cũ.
Ngày đầu làm quen với lớp, tôi giới thiệu về bản thân và mời các em tự giới thiệu về mình để các em tự tin hơn khi nói trước tập thể lớp. Thông qua đó, nhiều em chứng tỏ được năng lực của mình.
Để tìm hiểu kĩ học sinh hơn, tôi phát phiếu tìm hiểu thông tin:
THÔNG TIN HỌC SINH
Họ và tên:…………………………………Sinh năm:………… Là con thứ:…trong gia đình. Hoàn cảnh:……………………… Chỗ ở hiện nay:………………………….Số điện thoại:……… Kết quả học tập năm lớp 2:……………………………………. Môn học yêu thích:………………….Ước mơ:………………. |
Qua việc tìm hiểu trên, tôi có thể lựa chọn được những em có năng lực quản lí lớp để bầu ra Ban cán bộ lớp.
1.2/ Bầu Ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cho ban cán sự:
* Bầu ban cán sự lớp
– Đầu tiên, tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Các em phải mạnh dạn và tự tin phát biểu trước tập thể lớp: Nếu được làm lớp trưởng các em sẽ quản lý lớp như thế nào. Sau đó, cho các em tự đề cử những bạn có đủ năng lực quản lí lớp.
– Sau đó, tôi thường tìm hiểu xem ở lớp dưới em nào đã từng làm cán sự lớp ở vị trí gì và nền nếp lớp đó như thế nào (hiệu quả ông việc) qua nhiều thông tin như: qua giáo viên dạy trước đó, qua học sinh bạn cùng lớp cũ hoặc qua học bạ ….từ đó bước đầu có định hướng cho việc lựa chọn.
– Tổ chức cho cả lớp bỏ phiếu tín nhiệm:
PHIẾU BẦU BAN CÁN SỰ LỚP 3/3
Năm học: 2020 – 2021 1)…………………………………………….. 2)…………………………………………….. 3) ……………………………………………. 4) ……………………………………………. |
– Mỗi em sẽ được nhận một lá phiếu và ghi tên những bạn các em muốn chọn. Các em sẽ cảm thấy vui, hào hứng vì được cầm phiếu thực hiện quyền“ dân chủ” của mình. Từ đó giúp các em có cách lựa chọn đúng.
– Sau khi lựa chọn được ban các sự lớp, chúng ta bắt đầu cho các em tự phân chia chức danh dưới sự cố vấn của mình, lớp trưởng không hẳn là người học giỏi nhất lớp nhưng phải là người được đa số phiếu tán thành, có kinh nghiệm là lớp trưởng và đặc biệt là phải là thành viên năng nổ nhất trong ban cán sự.
– Sau đó, tôi mời các em ra mắt cả lớp để các em thấy tự hào và hãnh diện. Đồng thời các em thể hiện bằng một câu nói thể hiện bản lĩnh, năng lực của mình, ví dụ: Nếu làm lớp trưởng tôi sẽ đưa lớp mình học tốt và tham gia tích cực các hoạt động khác hay Tôi nhất định hoàn thành tốt nhiệm vụ lớp phó học tập,… Mặt khác, các em dưới lớp cũng cảm thấy vui vì đã lựa chọn đúng và các em sẽ ủng hộ bạn trong quá trình làm nhiệm vụ.
*Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự:
– Khi đã có bộ máy điều hành, chúng ta tiến hành phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng vị trí. Đảm bảo mỗi em trong ban cán sự nhận thức được vị trí, trách nhiệm (nội dung công việc) của mình.
Dưới đây là ví dụ phân công trách nhiệm cho từng vị trí trong ban các sự lớp 3/3, năm học 2020 – 2021:
* Lớp trưởng Phạm Ngọc Diễm My: là người chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp. Chịu trách nhiệm trước GVCN về điều khiển các hoạt động của lớp thông qua hệ thống xương cá (các thành viên còn lại trong ban). Cụ thể:
– Theo dõi lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường.
Download file BÁO CÁO BIỆN PHÁP MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA BAN CÁN SỰ LỚP
Thầy cô tải file theo links..
Hy vọng với chia sẻ trên, thầy cô đã có thêm nhiều tài liệu hữu ích trong giảng dạy hơn. Đừng quên yopovn liên tục cập nhật chia sẻ mới mỗi ngày. Hãy truy cập thường xuyên để theo dõi và tải nhiều tài liệu mới nhé!
Thư viện tài liệu24 Tháng Tám, 2023 @ 10:56 sáng
- TUYỂN TẬP 999+ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỚI NHẤT KHỐI TIỂU HỌC, THCS ĐÃ GOM
- BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN KĨ NĂNG ĐỌC TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC TIỂU HỌC
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA BAN CÁN SỰ LỚP TIỂU HỌC
- Một số giải pháp quản lí chất lượng giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học, ở trường tiểu học
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT LỚP HỌC THÂN THIỆN TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
- TUYỂN TẬP BỘ Sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi MỚI NHẤT
- POWERPOINT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chuyển dịch từ dạy kĩ năng “Nghe – Viết” sang dạy kĩ năng “Nghe – Ghi” trong dạy phân môn Chính tả lớp 5 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
- Sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 1 bản đẹp
- 5 POWERPOINT Sáng kiến kinh nghiệm về giáo viên chủ nhiệm giỏi KHỐI TIỂU HỌC, THCS
- Giải pháp giáo dục đạo đức của 5 em học sinh cá biệt tại lớp 8B trường THCS Thanh Dương
- POWERPOINT BÁO CÁO BIỆN PHÁP Một số giải pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 2
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA BAN CÁN SỰ LỚP TIỂU HỌC
- Sáng kiến kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nâng cao kĩ năng đọc trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phương pháp dạy ngữ âm trong một tiết học
- SKKN Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong tình hình dịch bệnh covid 19
- BÁO CÁO Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp TIỂU HỌC NĂM 2021-2022: Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi Phụ đạo học sinh yếu kém
- BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 TỰ TIN ĐỂ HỌC TỐT MÔN TIẾNG VIỆT THEO CT GDPT 2018