Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẢO LÂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC ……………..
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
Phụ đạo học sinh yếu kém
Giáo viên chủ nhiệm lớp: 1
Trường :TIỂU HỌC ……………..
NĂM HỌC: 2020-2021
Thưa các thầy cô và Ban lãnh đạo Trường Tiểu học Nà Thằn kính mến!
Trong xã hội hiện nay, ngoài công cuộc xây dựng đưa đất nước Việt Nam lên thành nước “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” thì phong trào thi đua sôi nổi của ngành giáo dục “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” cũng không kém phần quan trọng và điều đó cũng giúp cho đất nước Việt Nam đi lên. Như Bác Hồ đã nói:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Đó là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Để làm theo câu nói của Bác, thầy và trò Trường Tiểu học Nà Thằn đã, đang và sẽ cùng nhau nổ lực, gắng sức thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ Bác đặt ra cho người giáo viên là phải giảng dạy cho tốt cho các em để các em phát triển một cách toàn diện kiến thức, kỹ năng cần thiết và nhiệm vụ của Bác đặt ra cho học sinh là phải học thật giỏi để đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.
Bậc Tiểu học là tiền đề cơ bản để đào tạo và dạy dỗ các thiếu nhi Việt Nam trở thành người có ích, người công dân tốt của xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên nên trong quá trình giáo dục trẻ chúng ta cần hết sức xem trọng việc giảng dạy và càng xem trọng việc phụ đạo học sinh yếu, nhất là học sinh đọc yếu để nâng cao chất lượng một cách toàn diện. Song công tác phụ đạo học sinh đọc yếu vẫn chưa đạt đến chuẩn mực cao nhất do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc phụ đạo học sinh đọc yếu lớp 1.tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm đã tích lũy được qua quá trình phụ đạo học sinh đọc yếu. Hy vọng sẽ mang đến cho các giáo viên đồng nghiệp những kinh nghiệm cần thiết trong công tác phụ đạo học sinh đọc yếu.
Trong quá trình nghiên cứu đôi khi cũng mắc phải thiếu sót, rất mong sự đóng góp của các cấp lãnh đạo cùng các giáo viên đồng nghiệp.
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC
CHO HỌC SINH YẾU LỚP 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN
CƠ SỞ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
I – Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới giáo dục và thực hiện nghiêm túc chủ trương chính sách của đảng và nhà nước nói chung, của ngành giáo dục nói riêng về việc nói không với tiêu cực và bệnh thành tích từ năm học 2020 – 2021đã thể hiện rất rõ. Theo thống kê trên toàn quốc nói chung và của các Trường Tiểu học nói riêng đã có biết bao học sinh ở lại lớp và học sinh yếu kém ngồi nhằm chỗ. Học sinh bỏ học do quá yếu không theo học được. Điều đó khiến tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp Một bởi lớp Một là nền tảng cho sự phát triển của học sinh sau này, với lớp Một điều quan trọng nhất là đọc, viết được có đọc được tốt học sinh mới hiểu được nội dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt được các môn khác. Mà từ xưa các nhà trường nói chung, Trường Tiểu học Nà Thằn nói riêng chỉ chú trọng tổ chức bồi dưỡng thêm cho học sinh giỏi mà chưa tổ chức phụ đạo riêng cho đối tượng học sinh yếu kém. Chính vì lẽ đó bản thân của mỗi giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp để phụ đạo học sinh yếu của lớp mình. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp Một”.
II –Mục đích nghiên cứu
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ cố gắng tiến đến mục tiêu “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” đất nước. Không những kinh tế công nghiệp cần cố gắng thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà kinh tế tri thức cũng phải phát triển. Vì vậy Giáo dục và Đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu của nhân tố, tính cách, đạo đức và tri thức con người là trung tâm của sự phát triển đất nước. Thực tế qua nhiều năm đổi mới đời sống của người dân từng bước đi lên một cách đáng kể. Bên cạnh đó cũng còn một số người dân còn gặp nhiều khó khăn về việc trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản mà cụ thể là những kỹ năng như: nghe, nói, đọc, viết, tính toán cũng như những nhu cầu hoàn thành tốt chương trình Tiểu học là vô cùng quan trọng, đó là nền tảng cho các cấp sau và đó cũng là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đất nước.
Việc bổ sung những kiến thức ở bậc Tiểu học là vấn đề hết sức cần thiết, nó không những là nền tảng giúp học sinh hoàn thành chương trình trung học đến chương trình phổ thổng và các cấp bậc khác mà thông qua đó nó còn cũng cố các thức ở bậc học nhằm nâng cao trình độ và bổ sung cho các em những kiến thức hỏng, giúp các em hiểu biết về thế giới bên ngoài, hòa nhập cùng thiên nhiên và hòa nhập vào công việc học tập cùng các bạn. Đó cũng giúp các em trở thành những học sinh giỏi và trở thành một chủ nhân tương lai đất nước. Và đó còn giúp các em trong việc hình thành nhân cách một cách toàn diện.
Vấn đề ở đây là làm thế nào tổ chức cách dạy, phương pháp dạy học như thế nào hữu hiệu nhất nhằm giảm bớt áp lực cho cả giáo viên và học sinh, hình thành cho học sinh thói quen tự giác, tích cực học tập, tạo cho các em cảm giác hứng thú, yêu thích trong buổi học như câu nói:
Tôi mong muốn qua đề tài “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1” các giáo viên đồng nghiệp, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm lớp 1 tham khảo và đóng góp ý kiến để kinh nghiệm của giáo viên trong trường hoàn thiện hơn, có thể thi đua với các trường bạn tốt hơn và mang lại vinh dự cho nhà trường.
III – Cơ sở nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi và thời gian của đề tài
2. Đề tài này được áp dụng trong tất cả các giờ Tiếng việt ở lớp Một. Trong thời gian một năm tại Trường Tiểu học Nà Thằn, Thạch Lâm, Bảo Lâm, Cao Bằng
3. Cơ sở nghiên cứu. Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến việc rèn đọc cho học sinh lớp Một
4. Đề xuất một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp Một
5. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về việc rèn đọc cho học sinh yếu lớp Một
6. Các phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- TUYỂN TẬP 999+ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỚI NHẤT KHỐI TIỂU HỌC, THCS ĐÃ GOM
- BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN KĨ NĂNG ĐỌC TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC TIỂU HỌC
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA BAN CÁN SỰ LỚP TIỂU HỌC
- Một số giải pháp quản lí chất lượng giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học, ở trường tiểu học
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT LỚP HỌC THÂN THIỆN TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
- TUYỂN TẬP BỘ Sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi MỚI NHẤT
- POWERPOINT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chuyển dịch từ dạy kĩ năng “Nghe – Viết” sang dạy kĩ năng “Nghe – Ghi” trong dạy phân môn Chính tả lớp 5 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
- Sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 1 bản đẹp
- 5 POWERPOINT Sáng kiến kinh nghiệm về giáo viên chủ nhiệm giỏi KHỐI TIỂU HỌC, THCS
- Giải pháp giáo dục đạo đức của 5 em học sinh cá biệt tại lớp 8B trường THCS Thanh Dương
- POWERPOINT BÁO CÁO BIỆN PHÁP Một số giải pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 2
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA BAN CÁN SỰ LỚP TIỂU HỌC
- Sáng kiến kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nâng cao kĩ năng đọc trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phương pháp dạy ngữ âm trong một tiết học
- SKKN Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong tình hình dịch bệnh covid 19
- BÁO CÁO Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp TIỂU HỌC NĂM 2021-2022: Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi Phụ đạo học sinh yếu kém
- BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 TỰ TIN ĐỂ HỌC TỐT MÔN TIẾNG VIỆT THEO CT GDPT 2018