TUYỂN TẬP 11 Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học NĂM 2021 – 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC PÙ NHI, PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MƯỜNG LÁT

TUYỂN TẬP 11 Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học NĂM 2021 – 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC PÙ NHI, PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MƯỜNG LÁT  được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file tại links cuối bài.

TUYỂN TẬP 11 Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học NĂM 2021 – 2022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LUC

 

MỤC NỘI DUNG TRANG
1 Mở đầu 3
1.1 Lí do chọn đề tài 3
1.2 Mục đích nghiên cứu 4
1.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 5
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 5
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 6
2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12
3 Kết luận, kiến nghị 12
3.1 Kết luận 12
3.2 Kiến nghị 13

 

 

  1. 1. MỞ ĐẦU

1.1.Lí do chọn đề tài.

Ngay từ khi bước vào nghề Sư phạm, tôi đã coi đó là cái nghiệp mà mình phải theo và gắn bó suốt đời. Xuất phát bởi một mục đích ấy nên tôi coi công việc hằng ngày của mình như một phần lẽ sống. Tôi muốn công việc mình đã và đang làm sẽ thực sự có ích cho cộng đồng, cho chính bản thân mình. Do vậy nên tôi thường trăn trở tìm mọi cách để công việc của mình thu được kết quả. Kết quả ấy nằm ngay trong chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh qua mỗi năm tôi dạy.

Tôi nghĩ rằng: Nếu mình yêu thích công việc của mình thì mình sẽ làm được tốt. Trẻ cũng vậy, các em đạt được hạnh kiểm tốt và văn hoá khá giỏi chính các em cũng phải yêu thích công việc của mình. Vậy làm thế nào để các em yêu thích công việc học tập của mình? Để đạt được điều đó trước tiên các em phải thích học. Từ kinh nghiệm thực tế tôi nhận thấy học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui khi tới lớp, những cháu đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các cháu không mấy vất vả. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được tốt.

Trong buổi học nhiệm vụ năm học đồng chí Hiệu trưởng có kêu gọi tập thể giáo viên trong trường “làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui”. Tôi rất tâm đắc với ý kiến trên. Bởi ý kiến đó đã trùng lặp với điều mình hằng trăn trở bao lâu nay. Thế là như một mầm cây ủ sẵn trong đất nay gặp mưa nên được dịp phát triển. Vào năm học mới, tôi định hướng trước cho mình phải gây được tâm thế cho học sinh trong những ngày đầu năm học để rồi dẫn dắt các em bước vào năm học đầy tự tin và phấn khởi. Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản thế thôi nhưng cách thức để đi đến cái đích đó thật không đơn giản chút nào. Có được niềm vui cho trẻ không phải tạo ra được từ một giờ học, một ngày học hay một tuần học mà phải lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh trên một bình diện rộng ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao tiếp, qua cách cư xử, bảo ban của giáo viên cho học sinh. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật nhẫn nại, có tình thương thực với học trò. Chỉ có tình thương yêu thực sự và lòng cảm thông của cô mới đem lại niềm vui cho học sinh khi đi học.

Học sinh tiểu học là giai đoạn tất yếu của quá trình học. Đó là giai đoạn mở đầu cho một con người đến với văn hoá. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dần phát triển, ví như trong xây dựng cơ bản, khi xây một toà nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý nền móng là hết sức quan trọng mà nền móng của ngôi nhà lại nằm dưới đáy nhà và một phần sâu trong lòng đất nên những người bình thường thì không nhìn thấy được mà chỉ có những nhà chuyên môn mới quan tâm và nhìn thấy bản chất, tầm quan trọng, giá trị đích thực của nền móng đó. Giai đoạn học sinh ở bậc tiểu học nhất là giai đoạn lớp một với học sinh là hết sức quan trọng. Đây chính là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tư duy và đặc biệt là quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này.

Học sinh lớp một rất ngay thơ, tâm hồn các em như một tờ giấy trắng, vẽ lên đó đẹp hay xấu phần lớn là tác động của thầy, cô chủ nhiệm. Đặc biệt là những năm gần đây khi các trường có điều kiện tổ chức cho các em học ngày hai buổi thì phần lớn thời gian trong ngày các em được sống và giao tiếp với thầy cô chủ nhiệm, với bạn bè. Nếu trong quãng thời gian đó các cháu không may gặp phải người “thợ vẽ tồi”, người công nhân xây dựng thiếu trách nhiệm thì suốt đời “trang nhân cách” của các em sẽ giữ lại vết hằn khó xoá. Nhận thức được tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm đặc biệt là chủ nhiệm lớp một tôi luôn tự nhủ, trước tiên mình phải là một tấm gương cho học sinh về cách ăn nói mẫu mực, xử sự với học trò đúng mực “nghiêm túc” nhưng “thân thiện” thực sự có lòng yêu thương thông cảm với các em sao cho các em cảm nhận cô giáo như người mẹ thứ hai của các em, là chỗ để các em tin cậy về mặt tinh thần nhưng không quá thân thiết để học sinh có thể bỡn cợt quên khoảng cách giữa giáo viên và học sinh. Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy tôi đã chọn cho mình đề tài về “Công tác chủ nhiệm lớp 1”

1.2.Mục đích nghiên cứu

Giúp giáo viên có một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1 ở trường Tiểu học. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

1.3.Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 1A, khu: Pù Ngùa – Trường Tiểu học Pù Nhi – huyện Mường Lát – tỉnh Thanh Hóa.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp quan sát: Thông qua việc rèn luyện hằng ngày trên lớp để có những số liệu về thực trạng giúp cho việc nghiên cứu đạt hiệu quả.

– Phương pháp Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.

Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với đồng nghiệp, học sinh để thu thập thông tin phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

 

  1. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

  1. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1

Học sinh lớp 1 còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. Đặc biệt tư duy trẻ lớp 1 cũng rất cụ thể cảm tính. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động chưa biết tập chung lâu sự chú ý vào một cái gì đó. Năm đầu tiên của đời học sinh, trẻ rất bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt học tập, đặc biệt rất dễ xúc động với các yêu cầu và quy tắc của trường học.

  1. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh.

Download file Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học

Thầy cô download file tại đây.

5/5 - (2 bình chọn)

Thư viện tài liệu6 Tháng mười một, 2023 @ 6:27 chiều

BÀI TRONG SERIES: Sáng kiến thi giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học

<< POWERPOINT BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌCSáng kiến kinh nghiệm : Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến >>