BÁO CÁO Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp TIỂU HỌC NĂM 2021-2022: Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm

BÁO CÁO Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp TIỂU HỌC NĂM 2021-2022: Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file theo links.

Tên giải pháp: Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ………………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC ………………….

BÁO CÁO GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

Tác giả: Phùng Thị Thu Hiền
Trường: Tiểu học ………………….

Vĩnh Phúc, năm 2021

MỤC LỤC

1. Lời giới thiệu 2
2. Tên sáng kiến: Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm 3
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 3
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 3
5. Mô tả bản chất của sáng kiến 3
5.1. Nội dung giải pháp 3
5.2. Khả năng áp dụng giải pháp 19
6. Những thông tin cần được bảo mật : Không 19
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp 19
8. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp 20
8.1. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp theo ý kiến tác giả 20
8.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng giải pháp theo ý kiến tổ chức, cá nhân 21
9. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng giải pháp lần đầu 22

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP
1. Lời giới thiệu
Năm học 2019-2020 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong bối cảnh đó, bản thân chúng tôi là những người giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tại trường Tiểu học …………………. luôn ý thức được rằng: Việc ứng dụng CNTT là việc làm cần thiết trong dạy học và giáo dục học sinh. Đó là một công việc khó khăn vất vả của người giáo viên đòi hỏi chúng ta phải tâm huyết, làm việc khoa học, không ngừng sáng tạo, đổi mới để bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội và nghành giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0.
Đặc biệt năm 2021 – 2022 này, Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung bị ảnh hưởng quá nhiều do dịch bệnh Covid – 19 gây ra, và ngành giáo dục cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi nó. Các em học sinh phải nghỉ học một thời gian khá dài để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh. Mặc dù trong thời gian gần đây, Việt Nam đã kiểm soát tình hình dịch bệnh tương đối tốt nhưng không vì thế mà chúng ta được phép lơ là, chủ quan trong công tác phòng chống dịch vì học sinh có thể nghỉ học bất cứ lúc nào để đảm bảo sự an toàn. Xu hướng chuyển đổi số trong giảng dạy, học tập cần được nhân rộng, các thiết bị thông minh được lắp đặt tại các lớp học như máy tính, máy chiếu đã được đưa vào sử dụng. CNTT là ngành ứng dụng công nghệ quản lí và xử lí thông tin là sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lí, truyền và thu thập thông tin. Trong thời đại hiện nay, CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và giáo dục. Chính vì vậy trong những năm gần đây Bộ Giáo Dục luôn có những công văn, chỉ thị hướng dẫn về việc ứng dụng CNTT trong công tác dạy học và giáo dục. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao.Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Việc đưa các ứng dụng công nghệ như classdojo, vio.edu, ONLUYEN.VN, Quizizzz vào giảng dạy trực tiếp cũng như dạy học trực tuyến là vô cùng quan trọng.
Thuận lợi:
Đa số giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được sự quan trọng, tính cấp thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học phát triển năng lực, chuẩn bị cho việc tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018”. Giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình soạn bài và lên lớp. Giáo viên đã vận dụng được các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học; kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong tổ chức hoạt động dạy học được nâng cao; vận dụng được qui trình kiểm tra, đánh giá mới.
Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá những năm qua đã được đặc biệt chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Có thể nói, những thuận lợi trên đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc đổi mới phương pháp dạy học phát triển năng lực, chuẩn bị cho việc tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018” còn gặp phải những hạn chế sau cần khắc phục. Cụ thể là:
Một số giáo viên chưa thực sự nắm việc dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực. Sự chưa đồng bộ giữa chương trình học và phương pháp giảng dạy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của giờ dạy.
Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa chủ động trong việc nghiên cứu bài học, chưa tích cực, chưa tự lực trong các hoạt động học tập cũng như khám phá kiến thức. Sĩ số học sinh trong một lớp khá đông (khoảng 35 học sinh). Với số lượng như vậy, việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực cũng phần nào bị hạn chế. GV không thể kiểm soát hoạt động học tập của tất cả HS trong một giờ học. Vì thế nhiều HS ỷ lại, dựa dẫm, không tích cực, chưa chủ động suy nghĩ, tìm tòi kiến thức. Về cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước hoàn hiện hơn, tuy nhiên các phòng học, phòng học bộ môn để đáp ứng cho việc giảng dạy phương pháp tích cực hiện nay của trường cũng chưa thể đáp ứng đầy đủ mà từng bước khắc phục dần theo kế hoạch.
2. Tên sáng kiến: Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
– Đề tài được áp dụng trong lĩnh vực công tác chủ nhiệm.
– Đề tài đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/2020
5. Mô tả bản chất của sáng kiến
5.1. Nội dung giải pháp
Biện pháp 1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý học sinh
Vào đầu năm học mới, ngay từ tuần đầu của năm học, chúng tôi đã tìm hiểu tỉ mỉ hoàn cảnh, cá tính, sở thích,… của từng em. Có hiểu rõ những điều đó thì công tác nhiệm mới đạt được kết quả tốt nhất. Vì vậy trong kì họp phụ huynh đầu năm, chúng tôi đã khuyến khích và động viên phụ huynh chia sẻ những điểm mạnh – điểm yếu của con em mình khi ở nhà để chúng tôi cùng các phụ huynh khác cùng cảm thông, cùng phối hợp giúp các em phát huy những điểm mạnh và dần thay đổi, khắc phục điểm yếu để đạt được kết quả tốt nhất trong giáo dục và học tập của các em. Chúng tôi còn thường xuyên gần gũi, chuyện trò với các em. Chính sự gần gũi của cô làm cho các em cảm giác thân thiện, tin tưởng khi trò chuyện cùng cô.
Sau khi nắm bắt được thông tin cá nhân chúng tôi tiến hành nhập thông tin vào website riêng của lớp để tiện theo dõi, sử dụng. Website là phần mềm giúp chúng tôi quản lý hồ sơ học tập , thông tin học sinh và kết quả rèn luyện của các em rất tốt. Chỉ cần một cú nhấp chuột, mỗi giáo viên đã có thể tìm thấy những thông tin cần thiết của từng em.
Tìm hiểu và lựa chọn ứng dụng các phần mềm để sử dụng dạy học môn như vio, classdojo( thi đua), blocket/ quizzi ( trò chơi), paled ( tư liệu, chia sẻ…), meet,… trong đó Zoom Meeting là phần mềm dạy học trực tuyến được các giáo viên và nhà trường sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên cách để sử dụng phần mềm Zoom để học online như thế nào thì không phải em học sinh nào cũng biết.

1710129644727.png

Download file Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp

download.png

THẦY CÔ TẢI NHÉ!

5/5 - (3 bình chọn)

BÀI TRONG SERIES: Sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên giỏi

<< SKKN Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong tình hình dịch bệnh covid 19SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi Phụ đạo học sinh yếu kém >>