SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “Hệ thống những sai phạm trong dạy học toán ở tiểu học”

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “Hệ thống những sai phạm trong dạy học toán ở tiểu học”

  1. PHẦN MỞ ĐẦU

 

1) Lý do chọn đề tài:

Nói đến Toán học là nói đến một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục tiểu học. Là môn học cung cấp và rèn luyện cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về tính toán đo lường. Đây có thể coi là một môn học quan trọng bậc nhất trong các môn ở tiểu học, là công cụ để học tập các môn học khác và cũng là điểm tựa về lĩnh vực tính toán, đo lường trong cuộc sống hằng ngày của con người.

Môn toán ở tiểu học có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải các bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết), cách phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống. Kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp dạy học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

Qua bao nhiêu thời gian nghiên cứu của ngành giáo dục, để học sinh tiếp cận với cuộc sống hiện đại ngày nay và biết tính toán một cách chuẩn mực thì đổi mới phương pháp dạy học, thay sách giáo khoa của môn Toán là một chiến lược quan trọng của nền giáo dục nước nhà với mục tiêu phát triển các kỹ năng tính toán, đo lường ở học sinh để học tập cũng như ứng dụng trong đời sống hằng ngày của các em trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Từ đóù bồi dưỡng thêm cho học sinh tình yêu Toán học cho các em và hình thành thói quen rèn luyện những kỹ năng, kiến thức cơ bản của môn toán, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nội dung kiến thức của môn toán cũng rất phong phú và đa dạng, mỗi khối lớp đều có một nội dung kiến thức khác nhau tương ứng với khả năng tiếp thu của học sinh. Hiện nay có nhiều giải pháp đã và đang được nghiên cứu, áp dụng để góp phần thực hiện mục tiêu trên. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh cũng là một trong những giải pháp được nhiều người quan tâm nhằm đưa các hình thức dạy học mới vào nhà trường. Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, môn toán ở Tiểu học cần có một phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với từng loại toán.

Nhưng việc dạy toán cho học sinh tiểu học có kiến thức cơ bản và chuẩn xác là một công việc không hề đơn giản. Đòi hỏi người giáo viên phải có một quá trình nghiên cứu bài dạy kỹ lưỡng, chuẩn bị đầy đủ các phương pháp cũng như hình thức dạy học, đặc biệt là phải nghiên cứu kỹ từng đối tượng học sinh thì mới đem đến hiệu quả cho tiết học. Trong dạy học toán cho học sinh tiểu học, nếu chuẩn bị sơ sài hoặc nghiên cứu bài dạy chưa chu đáo thì việc dẫn đến sai phạm trong dạy học toán là một yếu tố ắt sẽ xẩy ra.

Trước ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu thì dạy học toán ở tiểu học có những sai phạm gì? Đó chính là nội dung của đề tài tôi đã chọn để nghiên cứu : “Hệ thống những sai phạm trong dạy học toán ở tiểu học”

 

  1. Mục đích nghiên cứu:

Dựa trên những yêu cầu của nội dung, mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu thực trạng về những sai phạm mà người giáo viên thường mắc phải trong việc dạy học toán ở trường tiểu học. Từ đó có căn cứ để đề xuất một số biện pháp có tính khả thi nhằm điều chỉnh những sai phạm đó để từng bước nâng cao chất lượng dạy học toán ở tiểu học.

 

3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

– Chương trình dạy học toán ở tiểu học và những sai phạm người giáo viên thường mắc phải trong dạy học toán ở tiểu học.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

– Mục tiêu, nhiệm vụ của môn toán tiểu học, hệ thống một số sai phạm trong quá trình giảng dạy

– Chương trình toán tiểu học, các tài liệu liên quan đến nội dung Dạy học toán ở tiểu học.

4) Phương pháp nghiên cứu :

3.1 Phương pháp khảo sát:

Tôi sử dụng phương pháp này nhằm tiến hành khảo sát và hệ thống các sai phạm của giáo viên trong dạy học toán ở tiểu học.

3.2 Phương pháp phân tích:

Căn cứ vào số liệu đã được khảo sát và thống kê, kết hợp với luận chứng của đề tài. Tôi tiến hành phân tích các sai phạm đã được thống kê .

3.3 Phương pháp tổng hợp :

Khi đã có những chứng cứ khảo sát từ sách giáo khoa và các tài liệu liên quan. Tôi tiến hành tổng hợp và kết luận về nội dung nghiên cứu. Nêu một số ý kiến nâng cao phương pháp dạy học toán  trong trường tiểu học.

Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

 

  1. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN CHUNG VỀ MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC

 

  1. Vai trò dạy học toán ở bậc tiểu học:

Dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn đa dạng, phong phú, những vấn đề thường gặp trong đời sống.

Nhờ giải toán, học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Vì giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác : Xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái cần tìm, trên cơ sở đó chọn được phép tính thích hợp và trả lời câu hỏi đúng bài toán.

Dạy học giải toán giúp học sinh tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra quy tắc ở dạng khái quát nhất định.

2) Mục tiêu của môn toán ở tiểu học:

Môn toán ở tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình giảng dạy ở tiểu học. Đây là giai đoạn đầu tiên để hình thành các kiến thức, kỹ năng tính toán cho các em. Do đó việc tổ chức dạy toán ở tiểu học không hề đơn giản. Mà cần phải có một sự nghiên cứu nghiêm túc và chuẩn bị một cách kỹ càng thì mới đạt được mục tiêu mà môn toán đưa ra. Mục tiêu của môn toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh:

– Về kiến thức : Cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.

– Về kỹ năng : Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải các bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết), cách phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống

– Về thái độ : Kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp dạy học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

3/ Những kiến thức toán học cơ bản ở tiểu học:

3.1 Thực hành dạy học các số tự nhiên:

Dạy học số tự nhiên là một trong những nội dung trọng tâm của dạy toán ở tiểu học. Nó có mục tiêu :

– Có khái niệm về số tự nhiên, biết đọc,viết và so sánh các số tự nhiên.

– Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên các số tự nhiên. Nắm được các tính chất của các phép toán, biết tính nhẩm, tính nhanh, tính đúng.

– Tích luỹ được những hiểu biết cần thiết cho đời sống sinh hoạt và học tập của học sinh. Phục vụ cho việc học tập các mạch toán khác

3.2. Dạy học về phân số :

Khi dạy về phân số ở tiểu học cần cung cấp cho học sinh nắm được:

– Khái niệm về phân số, cách đọc, viết phân số.

– Nắm được các tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.

– Biết đọc, viết hỗn số, chuyển đổi hỗn số sang phân số và ngược lại.

– Biết thực hiện cộng, trừ, nhân, chia phân số. Biết các tính chất của các phép toán cộng và nhân phân số.

3.3. Dạy học các số thập phân:

Khi dạy học các số thập phân, cần cung cấp cho học sinh :

– Nắm được khái niệm về số thập phân là một loại số mới với hình thức ghi tiện loại của nó. Biết đọc, viết số thập phân số sánh và xếp thứ tự các số thập phân.

– Biết nắm vững và thực hiện tương đối thành thạo các phép tính đối với số thập phân và dùng chúng để biểu diễn các số đo đại lượng.

3.4. Dạy học các yếu tố đại số:

Đây là một nội dung khá quan trọng trong môn toán ở tiểu học. Nó có nhiệm vụ:

– Góp phần củng cố và làm phong phú thêm các tài liệu số học, nâng cáo mức độ khái quát các kiến thức đã học, từng bước nâng cao trình độ tư duy trừu tượng, năng lực khái quát hoá, gây hứng thú học tập cho học sinh.

– Chuẩn bị cơ sở ban đầu cho việc dạy đại số ở các lớp cấp trên.

– Nội dung các yếu tố đại số ở tiểu học gồm: Biểu thức số, biểu thức chứa chữ, đẳng thức, giải phương trình dạng đơn giản. Bất đẳng thức và bất phương trình đơn giản.

3.5. Dạy các yếu tố hình học:

Dạy các yếu tố hình học ở tiểu học có nhiệm vụ :

– Có được các biểu tượng chính xác về các hình hình học, làm quen với một số đại lượng hình học thông dụng.

– Rèn luyện một số kỹ năng thực hành như nhận dạng hình, sử dụng công cụ để vẽ hình, đo đạc,…

– Hỗ trợ cho học sinh học số học, đo lường và các môn học khác, chuẩn bị các kiến thức cơ bản cho môn hình học ở bậc THCS.

– Rèn luyện và phát triển các phẩm chất tư duy, tích luỹ những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống bà học tập của các em.

3.6. Dạy học đại lượng và đo đại lượng:

Dạy học đại lượng và đo đại lượng ở tiểu học là một vấn đề khó. Tri thức khoa học về đại lượng và đo đại lượng và tri thức môn học được trình bày ở tiểu học có một khoảng cách. Vì vậy người giáo viên cần nắm vững tri thức khoa học, khai thác quan hệ giữa tri thức khoa học và tri thức môn học. Nhờ vậy mới có thể hiểu đầy đủ tri thức môn học, có phương pháp dạy tốt, đạt hiệu quả cao trong dạy học đại lượng và đo đại lượng ở tiểu học.

 

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG NHỮNG SAI PHẠM TRONG DẠY TOÁN Ở TIỂU HỌC VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

  1. Hệ thống những sai phạm trong dạy học toán ở tiểu học:

4.1. Sai phạm trong sử dụng mô hình:

Mô hình là một trong những phương tiện dạy học mang lại hiệu quả nhất trong dạy học toán ở tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1. Khi hình thành số tự nhiên hoặc hình thành phép cộng, trừ số tự nhiên thì mô hình được xem là công

Đánh giá chủ đề này

BÀI TRONG SERIES: Sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên giỏi

<< BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 TỰ TIN ĐỂ HỌC TỐT MÔN TIẾNG VIỆT THEO CT GDPT 2018