Giáo án stem khoa học lớp 4: BÀI 6 DẪN NHIỆT
BÀI HỌC STEM LỚP 4 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 6: DẪN NHIỆT
(2 tiết)
Gợi ý thời điểm thực hiện:
Tuần 13
– Bài 13. Vật dẫn nhiệt tốt, Vật dẫn nhiệt kém – sách KNTT
– Bài 13. Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt – sách CTST
– Bài 12. Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém – sách CD
Mô tả bài học:
Đề xuất phương án và tiến hành được thí nghiệm tìm hiểu tính chất dẫn nhiệt của vật; giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, vấn đề về dẫn nhiệt trong cuộc sống; vận dụng đo độ dài và tạo hình sản phẩm 3D từ vật liệu tái chế để làm bình giữ nhiệt.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: | ||
Môn học | Yêu cầu cần đạt | |
Môn học chủ đạo | Khoa học | – Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật (dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém).
– Vận dụng được kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hoặc kém để giải thích một số hiện tượng tự nhiên; để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống. |
Môn học tích hợp | Mĩ thuật | Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, dán, xếp, gắn, vẽ,… trong thực hành, sáng tạo. |
Toán học | Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo thể tích dung tích, độ dài. |
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Bài học này giúp các em:
– Hiểu và sử dụng vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém phù hợp với từng trường hợp
– Biết và thực hành tính dẫn nhiệt vào cuộc sống hàng ngày
– Thực hành làm bình giữ nhiệt từ những vật liệu đơn giản.
– Tự tin khi trình bày ý tưởng, giới thiệu sản phẩm trước lớp
– Hợp tác tốt với bạn khi làm sản phẩm.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chuẩn bị của GV
– Các phiếu học tập
– Mẫu bình giữ nhiệt
- Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm)
STT | Thiết bị/ Học liệu | Số lượng | Hình ảnh minh hoạ |
1 | Chai thuỷ tinh | 1chai | |
3 | Giấy nhôm | 1 cuộn | |
4 | Giấy báo (giấy màu) | 10 tờ | |
5 | Xốp hơi bọc | 1 tấm | |
6 | Băng dính 2 mặt | 1 tấm | |
7 | Keo dán | 2 cuộn | |
8 | Kéo | 1 chiếc |
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
MỞ ĐẦU | |
Hoạt động 1: Trò chơi “ai nhanh hơn” | |
– GV nêu cách chơi: Thành viên các nhóm lần lượt ghi các vật giúp giữ ấm vào mùa đông và các vật giúp giữ mát vào mùa hè lên bảng. | – HS theo dõi |
– GV tổ chức cho 2 đội chơi. | – Hai đội chơi |
– Kết thúc trò chơi, GV tổng kết số điểm của 2 đội và tuyên dương đội chiến thắng. | |
– GV dẫn dắt vào bài học bằng câu hỏi: theo em, làm thế nào có được nước ấm hay nước mát để dùng hằng ngày khi đi học?
– Chúng mình cùng làm 1 chiếc bình giữ nước ấm vào mùa đông và giữ nước mát vào mùa hè. |
|
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC | |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém | |
a) GV yêu cầu HS quan sát ở trang 32 | – HS quan sát |
– GV chia lớp thành các nhóm 6 – 8 HS
– GV yêu cầu các nhóm thảo luận đề xuất cách làm thí nghiệm kiểm tra xem loại thìa nào dẫn nhiệt tốt, loại thì nào dẫn nhiệt kém. |
– Các nhóm thực hiện thí nghiệm
(thả 4 thìa vào cốc nước đá hoặc đặt 4 viên nước đá vào đầu thìa) |
b) GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. | – Đại diện nhóm bảo cáo kết quả
1– Thìa inox: lạnh nhanh 2– Thìa nhựa: lâu lạnh 3– Thìa thuỷ tinh: lạnh chậm 4– Thìa gỗ: không lạnh |
– GV mời các nhóm khác nhận xét. | – Các nhóm khác nhận xét |
– GV phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS hoàn thành. | – HS hoàn thành phiếu học tập số 2. |
– GV mời đại diện một vài nhóm trình bày phiếu học tập số 2. | – Đại diện nhóm trình bày phiếu học tập số 2.
1. Kể tên các loại sản phẩm dùng để giữ nhiệt cả mùa đông và mùa hè? Bình giữ nhiệt, giỏ giữ nhiệt ấm trà,… 2. Kể tên các vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt. Vật dẫn nhiệt: Các kim loại: đồng, nhôm, sắt, inox… Vật cách nhiệt: Gỗ, nhựa, len, bông… 3. Chọn những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống Kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt nhất. Gỗ có khả năng dẫn nhiệt kém nhất. Người ta thường sử dụng nhựa, gỗ, cao su,.. làm vật cách nhiệt. |
– GV mời HS các nhóm khác nhận xét, góp ý. | – Các nhóm khác nhận xét, góp ý |
Hoạt động 3: Ứng dụng dẫn nhiệt | |
a) GV yêu cầu HS quan sát các vật dụng ở trang 33 sách bài học STEM lớp 4. | |
– GV mời 1 HS trả lời câu hỏi: Em quan sát chiếc chảo Inox và cho biết.
1. Chảo gồm những bộ phận nào? 2. Bộ phận nào dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém? 3. Vai trò của từng bộ phận là gì?
|
– HS quan sát và trả lời:
Chảo gồm 2 bộ phận Tay cầm dẫn nhiệt kém Lòng chảo dẫn nhiệt tốt Tay cầm cách nhiệt Lòng chảo: làm chín thức ăn |
– GV mời HS quan sát và trả lời câu hỏi:
1. Găng tay dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? 2. Vai trò của găng tay là gì? |
– HS trả lời: Găng tay: dẫn nhiệt kém, vai trò của gang tay: cách nhiệt, giữ ấm trong mùa đông. |
– GV mời HS quan sát và trả lời câu hỏi:
1. Chai thuỷ tinh dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? 2. Vai trò của chai thuỷ tinh là gì? |
– HS trả lời: Chai thuỷ tinh: dẫn nhiệt tốt, dùng để đựng nước. |
– GV mời HS quan sát và trả lời câu hỏi:
1. Bàn là gồm những bộ phận nào? 2. Bộ phận nào dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém? 3. Vai trò của từng bộ phận? |
– Bàn là gồm 2 bộ phận
– Vỏ dẫn nhiệt kém dùng để cách nhiệt – Đế dẫn nhiệt tốt: dùng để là phẳng quần áo. |
b) Khi tìm hiểu về đới lạnh, bạn An nhận thấy nhiều con vật như gấu, tuần lộc có bộ lông dày hơn những con vật ở đới ôn hoà hay đới nóng. Theo em, bộ lông dày có vai trò gì với các con vật? | Bộ lông dày đóng vai trò quan trọng đối với việc giữ ấm cơ thể giúp chúng chịu được lạnh.
|
– GV mời HS khác nhận xét bổ sung. | – HS nhận xét bổ sung. |
– GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS hoàn thiện | – HS hoàn thiện phiếu học tập số 3 |
– GV mời HS trình bày phiếu học tập số 3 trước lớp. | – HS trình bày phiếu học tập số 3
1. Nhựa, len, dạ… thường được dùng để làm vật cách nhiệt: Vì chúng có khả năng dẫn nhiệt kém. 2. Em hãy nêu cấu tạo chính của giỏ giữ nhiệt cho ấm trà. Giỏ ủ thường được làm từ các chất liệu như tre, nứa, lục bình, sứ; bên trong có lớp lót bằng vải và xốp là các vật cách nhiệt giúp giữ nhiệt cho bình trà. |
– GV mời HS nhận xét, bổ sung. | – HS nhận xét, bổ sung |
– GV nhận xét đánh giá tổng kết hoạt động của giờ học. | |
NGHỈ GIỮA TIẾT 1 VÀ TIẾT 2 | |
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG | |
Hoạt động 4: Đề xuất ý tưởng và cách làm bình giữ nhiệt | |
a) GV yêu cầu các nhóm thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm bình giữ nhiệt theo tiêu chí trong sách Bài học STEM lớp 4 trang 33.
– GV mời các nhóm thảo luận để lựa chọn ý tưởng làm bình giữ nhiệt. |
– HS thảo luận nhóm theo tiêu chí |
– GV: Cô mời các nhóm cử đại diện lên chia sẻ ý tưởng với cả lớp.
|
– Đại diện lên chia sẻ ý tưởng với cả lớp
Nhóm em sử dụng vật liệu gì để làm các lớp bọc bình, trang trí bình như thế nào? Mô tả phương án thiết kế: vẽ phác thảo bình, viết cách làm bình giữ nhiệt. |
– Cô mời các nhóm nhận xét, góp ý cho nhóm bạn. | – Nhóm khác nhận xét, góp ý. |
– GV cho HS thảo luận nhóm để lựa chọn ý tưởng và đề xuất giải pháp làm bình giữ nhiệt. | – HS thảo luận nhóm
Sản phẩm bình giữ nhiệt là gì? Vật liệu dùng để làm các lớp cách nhiệt là gì? Vẽ, mô tả phương án thiết kế bình giữ nhiệt. |
– GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn thành. | – HS hoàn thành phiếu học tập số 4. |
– GV nhận xét, dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | |
Hoạt động 5: Làm bình giữ nhiệt | |
a) Lựa chọn dụng cụ và vật liệu | |
– GV cho các nhóm lựa chọn dụng cụ vật liệu để thực hành làm sản phẩm. | – HS lựa chọn dụng cụ vật liệu |
– GV lưu ý HS khi sử dụng dụng cụ, vật liệu cẩn thận đảm bảo an toàn. | |
– HS thực hiện làm sản phẩm theo nhóm. | HS thực hiện làm sản phẩm theo nhóm |
– GV mời HS tham khảo các bước gợi ý như trang 34 sách STEM lớp 4. | |
– GV quan sát và hỗ trợ các nhóm. | |
– GV các em làm xong sản phẩm tự đối chiếu, kiểm tra lại theo các tiêu chí. | – Các nhóm kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm. |
–GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo. | |
Hoạt động 6: Thử nghiệm, trưng bày và giới thiệu sản phẩm bình giữ nhiệt. | |
– GV cho các nhóm thử nghiệm sản phẩm của nhóm mình bằng cách: cho nước lạnh vào bình và kiểm tra nước trong bình sau một khoảng thời gian xem bình nào giữ nhiệt tốt hơn. (dùng nhiệt kế kiểm tra nước trước và sau khi cho nước vào bình để có kết luận chính xác). | – HS các nhóm thử nghiệm sản phẩm của nhóm mình bằng cách dùng nhiệt kế kiểm tra nước trước và sau khi cho nước vào bình. |
– GV mời các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình | – Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm. |
– GV mời các nhóm cử đại diện giới thiệu sản phẩm của nhóm. | – Đại diện nhóm giới thiệu về sản phẩm của nhóm.
(cách làm, cách sử dụng, tác dụng của bình giữ nhiệt. Những khó khăn cách khắc phục trong qus trình làm sản phẩm). |
– GV: Các nhóm trao đổi, đặt câu hỏi cho nhóm bạn | –Các nhóm trao đổi |
– GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu đánh giá | –HS hoàn thành phiếu đánh giá |
– GV mời HS: hãy dùng những bông hoa để lên hình chọn cho nhóm mà mình yêu thích nhất. | –HS bình chọn dựa vào phần giới thiệu của các nhóm kết hợp với so sánh sản phẩm với các tiêu chí. |
–G V dựa vào kết quả bình chọn, phiếu đánh giá, GV nhận xét, tuyên dương nhóm nhận được nhiều bông hoa bình chọn nhất, động viên những nhóm làm chưa tốt để cố gắng hơn. | |
TỔNG KẾT BÀI HỌC | |
– GV đề nghị HS sử bình giữ nhiệt để mang nước đi học. | |
– GV khen ngợi nhóm HS tích cực tham gia hoạt động, động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng. | |
– GV nhận xét và tổng kết buổi học. |
Download file giáo an stem khoa học lớp 4: BÀI 6 DẪN NHIỆT
Thầy cô tải file theo links.
Thư viện tài liệu30 Tháng tám, 2023 @ 11:42 sáng
- Giáo án stem lớp 4 các môn cả năm 2023 – 2024
- Giáo án stem lớp 5 ĐẦY ĐỦ CÁC MÔN
- Bài tập cuối khóa stem MỚI NHẤT
- Sản phẩm stem tiểu học lớp 2 MỚI NHẤT
- Kế hoạch bài dạy stem lớp 2 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 1
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 2
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 3
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 4
- TÀI LIỆU vận dụng stem vào các môn học TUYỂN TẬP
- Giáo án tích hợp stem lớp 1 (giáo án An Ninh quốc phòng, giáo dục địa phương, tích hợp ATGT, kns)
- KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHỐI LỚP 2 NĂM HỌC: 2023 – 2024
- Kế hoạch dạy học stem lớp 3 TÍCH HỢP LIÊN MÔN NĂM 2023 – 2024
- Kế hoạch dạy học stem lớp 4 TÍCH HỢP QPAN, AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CÁC MÔN NĂM 2023 – 2024
- Giáo án stem khoa học lớp 4: BÀI 6 DẪN NHIỆT
- Kế hoạch dạy học tích hợp liên môn lớp 4 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- Kế hoạch dạy học tích hợp liên môn lớp 1 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- TUYỂN TẬP Giáo án stem ở tiểu học lớp 1,2,3,4,5 MỚI NHẤT
- Kế hoạch bài dạy stem lớp 3 năm 2023 – 2024
- Tổng hợp giáo án stem tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ĐẦY ĐỦ NHẤT
- TUYỂN TẬP Giáo án stem tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông TẤT CẢ CÁC MÔN NĂM 2023 – 2024
- TUYỂN TẬP Kế hoạch bài dạy, giáo án stem tiểu học TẤT CẢ CÁC BỘ KẾT NỐI TRI THỨC, CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUYỂN TẬP Giáo án điện tử lớp 1 ĐẾN LỚP 12 TẤT CẢ CÁC MÔN, CÁC KHỐI LINK DRIVE
- TUYỂN TẬP Giáo án dạy học stem TIỂU HỌC, THCS, THPT MỚI NHẤT
- WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN STEM LỚP 2 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM 2023 – 2024
- TUYỂN TẬP 50 Giáo án stem ở tiểu học, Giáo án stem trung học cơ sở THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
- TUYỂN TẬP GIÁO ÁN STEM TIỂU HỌC LỚP 1,2,3,4,5 MỚI NHẤT
- BỘ Giáo an stem lớp 1 sách cánh diều, kết nối, chân trời sáng tạo ĐẦY ĐỦ
- TUYỂN TẬP Giáo án stem lớp 2 (SÁCH HỌC SINH, SÁCH GIÁO VIÊN, KHBD, GIÁO ÁN STEM)
- TUYỂN TẬP Giáo án stem lớp 3 (SÁCH HỌC SINH, SÁCH GIÁO VIÊN, KHBD, GIÁO ÁN STEM)
- Giáo án stem môn toán lớp 5: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG
- Giáo án stem tiểu học FULL KHỐI LỚP 1,2,3,4,5 NĂM 2024
- GIÁO ÁN BÀI HỌC STEM LỚP 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 10: ĐỒNG HỒ SỬ DỤNG SỐ LA MÃ
- TUYỂN TẬP STEAM trong giáo dục tiểu học, Báo cáo chuyên DE dạy học STEM NĂM 2024-2025