TUYỂN TẬP 50 Giáo án stem ở tiểu học, Giáo án stem trung học cơ sở
HOẠT ĐỘNG STEAM: LÀM BỘ BÀN ĂN CHO 6 NGƯỜI
- CÁC YẾU TỐ STEAM
S – Khám phá: Cấu tạo của bộ bàn ghế, các kiểu bàn ghế. Liên kết giữa các phần của bàn ghế theo cấu tạo và bản vẽ.
T – Công nghệ: Sử dụng Ipad, Máy tính xem ảnh và video về các các kiểu bàn ghế khác nhau.
E – Chế tạo: Quá trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra bộ bàn ghế có các bộ phận được gắn kết với nhau, bàn ghế đứng vững được. Có mặt bàn/ ghế hình vuông/ tròn. Các chân bàn cao bằng nhau và các chân ghế cao bằng nhau.
A – Nghệ thuật: Vẽ thiết kế bộ bàn ghế cho 6 người ngồi, mặt bàn ghế hình vuông/tròn.
M – Toán: Ôn nhận biết hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. Ôn số đếm, so sánh cao bằng nhau, cao hơn, thấp hơn.
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức
– Trẻ biết tên gọi, cấu tạo của 1 số loại bộ bàn ghế, biết hình dạng của mặt bàn.
– Nhận biết số, số lượng và đếm chính xác.
– Biết các chất liệu gỗ, nhựa, sắt, vải, đệm, và tính chất của nó.
-Biết trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung
- Kỹ năng
– Rèn luyện phát triển các kỹ năng như: Quan sát, thảo luận, lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.
– Rèn luyện các kỹ năng tạo hình: Vẽ phối hợp các nét thẳng, nét cong, nét ngang trong bảng vẽ, sử dụng kéo thành thạo để cắt, sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản.
– Kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Thái độ
– Trẻ chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô.
– Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
III. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô
– Máy tính, hình ảnh về các kiểu bàn ghế với cấu tạo khác nhau về hình dáng, chất liệu, màu sắc, trang trí.
- Đồ dùng của trẻ
– Lego, bìa catton, nam châm, khối gỗ, màu nước, que kem, que đè lưỡi, các vỏ chai, nắp chai, vỏ lon bia, hộp diêm, cốc giấy, màu…
– Băng dính, hồ dán, băng keo, kéo..
- CÁCH THỰC HIỆN
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức
– Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi” – Trò chuyện với trẻ về bài hát và hướng trẻ vào nội dung bài mới. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức a) Khám phá – S (Khoa học): Các đồ dùng trong gia đình, bàn ghế phòng ăn trong gia đình – Cho trẻ kể về các phòng trong gia đình, đồ dùng của mỗi phòng mà trẻ biết, đồ dùng trong phòng ăn. – Cho trẻ quan sát về bộ bàn ghế ăn. GV sử dụng thêm hình ảnh về các kiểu bàn ghế khác nhau để trẻ quan sát, mô tả qua Ipad, tranh ảnh trên TV, máy tính. (T – Công nghệ) (Các kiểu bàn ghế? Ghế có tựa, ghế không có tựa, ghế có mặt ngồi hình tròn/ vuông? Chất liệu của bàn ghế: gỗ, sắt, nhựa, inox, dọc da, nỉ…Màu sắc của bàn ghế? – Vì sao bàn, ghế đứng vững đươc? – Kích thước của bàn và ghế như thế nào với nhau? Chiều cao của bàn và ghế như thế nào với nhau? Mặt bàn và mặt ghế có dạng hình gì? Kích thước mặt bàn như thế nào với ghế để ghế có thể xếp xung quanh bàn? – Để ngồi lên được thì mặt ghế cần như thế nào? Lồi/lõm hay bằng phẳng? – Mặt bàn như thế nào để có thể đặt đồ lên đó: lọ hoa, các đĩa đựng thức ăn, cốc chén…? – Bàn ghế có mấy chân? Bàn và ghế có thể có 1 chân không? Chân đó đặt ở vị trí nào để bàn ghế có thể đứng vững?
Chốt bài: Hôm nay lớp mình sẽ “Làm bộ bàn ăn cho gia đình có 6 người, mặt ghế hình tròn/vuông”. b.Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng (E- Chế tạo): Trẻ thảo luận để chọn chất liệu, nguyên liệu để làm bàn ghế? Có mấy bàn? Có mấy ghế? Mặt bàn/ ghế hình gì? – Bàn có mấy chân? Ghế có mấy chân? Để bàn và ghế có thể đứng vững thì các chân bàn, chân ghế phải như thể nào với nhau? – Làm thế nào để chân bàn, và mặt bàn dính chặt với nhau? – Mặt ghế và chân ghế gắn liền với nhau? – Ghế có tựa hay không có tựa? Có đệm ngồi hay không có đệm ngồi? M-Toán: Ôn số đếm 1 bàn, 6 ghế, số chân bàn, chân ghế. Hình dạng mặt bàn, ghế. Cách đo, cắt chân bàn, chân ghế bằng nhau để bàn ghế đứng vững được. (E- Chế tạo): Làm thế nào để bàn/ ghế đứng được, không bị đổ? Mặt bàn và mặt ghế găn kết với chân bàn/ghế như thế nào? Chiều cao của các chân bàn và các chân ghế như thế nào với nhau? c. Thiết kế – (A – Tạo hình): Mỗi nhóm sẽ tự vẽ 1 bản thiết kế về bộ bàn ghế mà trẻ sẽ làm nhưng có đủ số lượng 6 ghế, 1 bàn, mặt bàn và mặt ghế trẻ tự lựa chọn dạng hình gì – Vẽ trang trí tạo thành bức tranh về bộ bàn ghế trong ngôi nhà của bé. d.Trẻ thực hiện: E-Chế tạo: Cho trẻ lựa chọn nguyên vật liệu để làm ngôi nhà. GV quan sát, lắng nghe cách trẻ sẽ làm và gợi ý cho trẻ nếu gặp khó khăn. (ví dụ: Cách đo, cắt mặt bàn, chân bàn/ ghế. Cách gắn đính mặt bàn với chân bàn/ghế), sử dụng đa dạng vật liệu để trang trí cho bộ bàn ghế. M: Toán: GV lưu ý hướng dẫn trẻ đo, cắt các chân bàn/ghế, mặt bàn/ghế, các chân bàn và ghế cao bằng nhau. Đếm và kiểm tra số lượng chân và chân ghế theo bản thiết kế? – Hình dạng: Mặt bàn và mặt ghế có dạng hình gì? So sánh ghế của bạn và của mình, ghế nào cao hơn, thấp hơn. đ. Đánh giá: Giáo viên cho trẻ nói về bộ bàn ghế trẻ đã làm: Trẻ làm bộ bàn ghế bằng nguyên liệu gì? Bộ bàn ghế có mấy bàn/ mấy ghế? Mặt bàn/ghế hình gì? Bàn /ghế có mấy chân? Bàn/ghế có đứng vững không? Có giống với bản vẽ không? Mặt bàn/ghế gắn chắc chắn với các chân ghế không? Các chân bàn/ ghế có cao bằng nhau không? Trẻ tự đánh giá theo tiêu chí cô nêu. Nếu trẻ làm chưa xong hoặc chưa đáp ứng được, GV hỏi trẻ, nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào? Nếu làm tiếp con sẽ làm gì. Và cho trẻ cơ hội thêm thời gian để trẻ chỉnh sửa. 3. Kết thúc: |
– Trẻ xem – Trẻ trả lời
– Trẻ kể
– Trẻ chú ý
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
|
HOẠT ĐỘNG STEAM: LÀM ĐỒNG HỒ CÁT
- CÁC YẾU TỐ STEAM
– Công nghệ: Nghiên cứu sự thay đổi cách thức đo thời gian khi xã hội ngày càng phát triển.
– Khoa học: Lực hút.
– Kỹ thuật: Thiết kế đồ hồ cát.
– Toán học: Đo thời gian đồng hồ chạy và đo khích thước vòng cổ chai, đếm dòng cát chảy trên đồng hồ.
– Nghệ thuật: Diễn kịch.
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức
– Trẻ biết đặc điểm của đồng hồ cát, hiểu cách vận hành của đồng hồ cát.
– Trẻ biết cách lựa chọn các nguyên liệu khác nhau và cách tạo nên đồng hồ cát.
- Kỹ năng
– Rèn kỹ năng thảo luận, hoạt động nhóm.
– Trẻ vận dụng các kỹ năng tạo hình để vẽ thiết kế nên chiếc đồng hồ cát.
– Trẻ gắn dính các đầu chai lọ dính vào nhau.
- Thái độ
– Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động
III. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô
– Máy tính, hình ảnh về các loại đồng hồ
- Đồ dùng của trẻ
– Chai nhựa có nắp to nhỏ khác nhau, bang dính, đất nặn, cát, cốc và phễu đong.
- CÁCH THỰC HIỆN
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức
– Cho trẻ xem video về đồng hồ cát. – Trò chuyện với trẻ về video và hướng vào bài. + Trong đoạn video con thấy đồ dùng gì? 2. Phương pháp, hình thức tổ chức a. Khám phá – S (Khoa học): * Khám phá về đồng hồ cát: – Dạy trẻ về các loại đồng hồ được sử dụng để đo thời gian: Đồng hồ điện tử, đồng hồ cát, đồng hồ mặt trời… – Giải thích nghuyên lí sử dụng trong đồng hồ cát: Lực hút. – Cho trẻ làm thí nghiệm thả các vật từ trên cao xuống điều gì xảy ra? -> lực hút. T: Technology – Công nghệ: GV cho trẻ xem hình ảnh qua Ipad, qua TV, các loại đồng hồ để trẻ cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi; Làm thế nào để tạo ra đồng hồ cát. Chốt đầu bài: Hôm nay lớp mình sẽ làm đồng hồ cát. b.Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng (E- Chế tạo): Đưa ra ý tưởng thiết kế đồng hồ cát: Trẻ sử dụng bút, giấy vẽ các mẫu thiết kế mà trẻ nghĩ đến. – Cô cung cấp một số nguyên vật liệu cho trẻ: chai nhựa có nắp to nhỏ khác nhau, bang dính, đất nặn, cát, cốc và phễu đong. M-Toán:Đo thời gian đồng hồ chạy và đo khích thước vòng cổ chai, đếm dòng cát chảy trên đồng hồ. c.Thiết kế – (A – Tạo hình): Các nhóm tự thảo luận và đưa ra ý tưởng thiết kế của nhóm mình. Một trẻ sẽ vẽ theo ý tưởng của cả nhóm. Trẻ vẽ, GV gợi ý cho trẻ thêm về các họa tiết, chi tiết trang trí cho đồng hồ cát. Cho trẻ lên chọn nguyên vật liệu về nhóm của mình và thực hiện. d. Trẻ thực hiện: E-Chế tạo: Cô gợi ý cách làm thông qua các câu hỏi: + Các con thấy phần thân giữa đồng hồ như thế nào? + Vậy theo các con chúng ta sẽ sắp xếp những cái chai này ra sao để tạo được đồng hồ cát. + Với những chai có nắp làm thế nào để cát chảy qua được? M: Toán: Giáo viên lưu ý hướng dẫn trẻ đo đồng hồ chạy và đo kích thước của đồng hồ. đ. Đánh giá: – Trẻ cho đồng hồ cát vận hành và tìm ra cái nào hoạt động tốt nhất, chưa tốt. Vì sao? – Giáo viên ra kết luận giải thích cái nào chạy tốt, cái nào ko tốt vì sao. 3. Kết thúc. – Cho trẻ diễn vở kịch Hoàng tử và công chúa. – Cô chuyển hoạt động. |
– Trẻ xem – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ thực hiện
– Trẻ thực hiện
– Trẻ thực hiện
– Trẻ thực hiện
– Trẻ thực hiện
– Trẻ trả lời
|
HOẠT ĐỘNG STEAM: LÀM NHÀ CAO TẦNG CÓ THỂ ĐỨNG ĐƯỢC
- CÁC YẾU TỐ STEAM
– Khoa học: Tìm hiểu về các kiểu nhà
– Công nghệ: Máy tính, Ipad
– Kỹ thuật: Xây móng nhà, ghép các bức tường bằng nhau đển nhà không bị đổ…
– Nghệ thuật: Vẽ các kiểu nhà tầng
– Toán: Đếm số tầng, hình dạng các ngôi nhà, các cửa nhà, cửa sổ.
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức
– Trẻ biết các kiểu nhà, biết đặc điểm của nhà tầng.
– Biết cách để ngôi nhà cao tầng không bị đổ.
- Kỹ năng
– Rèn kỹ năng thảo luận, trao đổi hoạt động nhóm.
– Kỹ năng đo đạc, gắn dính các bộ phận tạo thành ngôi nhà
Download file giáo án stem mới 2023 – 2024.
Thầy cô tải file tại đây.
Thư viện tài liệu25 Tháng mười, 2023 @ 5:18 chiều
- Giáo án stem lớp 4 các môn cả năm 2023 – 2024
- Giáo án stem lớp 5 ĐẦY ĐỦ CÁC MÔN
- Bài tập cuối khóa stem MỚI NHẤT
- Sản phẩm stem tiểu học lớp 2 MỚI NHẤT
- Kế hoạch bài dạy stem lớp 2 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 1
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 2
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 3
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 4
- TÀI LIỆU vận dụng stem vào các môn học TUYỂN TẬP
- Giáo án tích hợp stem lớp 1 (giáo án An Ninh quốc phòng, giáo dục địa phương, tích hợp ATGT, kns)
- KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHỐI LỚP 2 NĂM HỌC: 2023 – 2024
- Kế hoạch dạy học stem lớp 3 TÍCH HỢP LIÊN MÔN NĂM 2023 – 2024
- Kế hoạch dạy học stem lớp 4 TÍCH HỢP QPAN, AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CÁC MÔN NĂM 2023 – 2024
- Giáo án stem khoa học lớp 4: BÀI 6 DẪN NHIỆT
- Kế hoạch dạy học tích hợp liên môn lớp 4 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- Kế hoạch dạy học tích hợp liên môn lớp 1 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- TUYỂN TẬP Giáo án stem ở tiểu học lớp 1,2,3,4,5 MỚI NHẤT
- Kế hoạch bài dạy stem lớp 3 năm 2023 – 2024
- Tổng hợp giáo án stem tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ĐẦY ĐỦ NHẤT
- TUYỂN TẬP Giáo án stem tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông TẤT CẢ CÁC MÔN NĂM 2023 – 2024
- TUYỂN TẬP Kế hoạch bài dạy, giáo án stem tiểu học TẤT CẢ CÁC BỘ KẾT NỐI TRI THỨC, CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUYỂN TẬP Giáo án điện tử lớp 1 ĐẾN LỚP 12 TẤT CẢ CÁC MÔN, CÁC KHỐI LINK DRIVE
- TUYỂN TẬP Giáo án dạy học stem TIỂU HỌC, THCS, THPT MỚI NHẤT
- WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN STEM LỚP 2 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM 2023 – 2024
- TUYỂN TẬP 50 Giáo án stem ở tiểu học, Giáo án stem trung học cơ sở THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
- TUYỂN TẬP GIÁO ÁN STEM TIỂU HỌC LỚP 1,2,3,4,5 MỚI NHẤT
- BỘ Giáo an stem lớp 1 sách cánh diều, kết nối, chân trời sáng tạo ĐẦY ĐỦ
- TUYỂN TẬP Giáo án stem lớp 2 (SÁCH HỌC SINH, SÁCH GIÁO VIÊN, KHBD, GIÁO ÁN STEM)
- TUYỂN TẬP Giáo án stem lớp 3 (SÁCH HỌC SINH, SÁCH GIÁO VIÊN, KHBD, GIÁO ÁN STEM)
- Giáo án stem môn toán lớp 5: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG
- Giáo án stem tiểu học FULL KHỐI LỚP 1,2,3,4,5 NĂM 2024
- GIÁO ÁN BÀI HỌC STEM LỚP 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 10: ĐỒNG HỒ SỬ DỤNG SỐ LA MÃ
- TUYỂN TẬP STEAM trong giáo dục tiểu học, Báo cáo chuyên DE dạy học STEM NĂM 2024-2025