WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN STEM LỚP 2
BÀI HỌC STEM LỚP 2 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 15: CÁC MÙA TRONG NĂM
(2 tiết)
Gợi ý thời điểm thực hiện:
Khi dạy nội dung Các mùa trong năm (môn Tự nhiên & Xã hội)
Tuần 31: Bài 28: Các mùa trong năm – Sách KNTT
Tuần 31: Bài 26: Các mùa trong năm – Sách CTST
Tuần 30: Bài 19: Các mùa trong năm – Sách CD
Mô tả bài học:
Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm; lựa chọn đúng trang phục theo mùa; vận dụng nhận dạng hình khối, đo, vẽ, tô màu, cắt, dán,… để làm xúc xắc “Các mùa trong năm”.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: | ||
Môn học | Yêu cầu cần đạt | |
Môn học chủ đạo | Tự nhiên xã hội | – Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm.
– Lựa chọn trang phục theo mùa để giữ cơ thể thể khỏe mạnh. |
Môn học tích hợp | Toán | – Nhận dạng được hình vuông, hình chữ nhật, khối lập phương thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
– Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm. – Thực hành các hoạt động liên quan đến vị trí, định hướng không gian (ví dụ: xác định được một vật ở trên hoặc dưới, một vật cao hơn hoặc thấp hơn vật khác, bên trái, bên phải…). |
Mĩ thuật | – Sử dụng được các vật liệu có sẵn làm sản phẩm.
– Thực hiện được các bước để tạo ra sản phẩm. – Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích. |
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Bài học này giúp các em:
– Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm.
– Lựa chọn trang phục theo mùa để giữ cơ thể khoẻ mạnh.
– Nhận dạng được hình vuông, hình chữ nhật, khối lập phương thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
– Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm.
– Thực hành các hoạt động liên quan đến vị trí, định hướng không gian (ví dụ: xác định được một vật ở trên hoặc dưới, một vật cao hơn hoặc thấp hơn vật khác, bên trái, bên phải…).
– Thực hành làm sản phẩm xúc xắc các mùa trong năm bằng những vật liệu đơn giản
– Tự tin trình bày ý kiến khi thảo luận đề xuất ý tưởng, giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp.
– Hợp tác với bạn để tạo sản phẩm và điều chỉnh hoàn thiện sản phẩm.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 1. Chuẩn bị của GV
– Các phiếu học tập (như ở phụ lục)
– Câu đố về mùa
– Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 nhóm HS)
STT | Thiết bị/ Học liệu | Số lượng | Hình ảnh minh hoạ |
1 | Giấy bìa A4 | 2 tờ | |
2 | Băng dính hai mặt hoặc hồ dán | 1 cuộn/1 lọ |
- Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm HS)
STT | Thiết bị/Dụng cụ | Số lượng | Hình ảnh minh hoạ |
1 | Thước kẻ | 1 cái | |
2 | Kéo thủ công | 1 cái | |
3 | Hộp bút (lông) màu | 1 hộp | |
4 | Giấy màu | 1 tập |
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Khởi động tiết học, ổn định tổ chức | |
– GV mời HS: Các em cùng hát và vận động theo bài hát “Bài ca bốn mùa”. | – HS hát và vận động theo bài hát |
KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề) | |
Hoạt động 1: Trò chơi: đố vui | |
– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
– GV giới thiệu cách chơi: Mỗi mảnh ghép có một câu hỏi. Đại diện nhóm được chọn một mảnh ghép bất kì và trả lời câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi thì mảnh ghép mở ra một bức tranh. Trả lời sai thì nhường quyền trả lời cho nhóm khác. Nhóm nào trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất sẽ thắng cuộc. |
– HS theo dõi
|
– GV mời các nhóm tham gia trò chơi. | – HS tham gia trò chơi |
– Kết thúc trò chơi, GV khen thưởng đội thắng cuộc. | |
– GV hỏi HS: Trò chơi nhắc đến những mùa nào?
Gợi ý: Mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông, mùa mưa, mùa khô |
– HS trả lời |
– GV nhận xét câu trả lời. | |
– GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS làm bài. | – HS hoàn thiện phiếu học tập số 1.
|
– GV yêu cầu HS trình bày phiếu học tập số 1.
Gợi ý: 1. Các mùa trong năm ở Việt Nam: Mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông, Mùa mưa, mùa khô. 2. Nơi em ở có các mùa mưa, mùa khô. 3. Em thích nhất mùa hè vì mùa hè được mặc quần áo mỏng, nhẹ, được đi tắm biển, nghỉ hè và về quê thăm ông bà. |
– HS trình bày phiếu học tập số 1. |
– GV dẫn dắt đưa ra nhiệm vụ của bài học và giao nhiệm vụ cho HS làm sản phẩm xúc xắc các mùa trong năm đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Mỗi mặt của xúc xắc chỉ thể hiện một mùa. + Hình ảnh thể hiện rõ đặc điểm của mùa. + Đảm bảo tính thẩm mĩ, có thể sử dụng lâu dài. |
– HS lắng nghe |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC | |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các mùa trong năm | |
a) GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, quan sát tranh ở ý a (mục 2) trang 68 và thực hiện:
– Đoán tên các mùa trong tranh và giải thích lí do. – Nêu được đặc điểm của từng mùa theo gợi ý thời tiết, cảnh vật. |
– HS thảo luận nhóm đôi |
– GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.
Gợi ý: Bức tranh 1: Đây là mùa xuân, thời tiết mùa xuân ấm áp, mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc. Bức tranh 2: Là mùa hè: nóng nực, cây cối xanh tốt. Bức tranh 3: Là mùa thu: mát mẻ, cây cối rụng lá. Bức tranh 4: Là mùa đông: lạnh,rét, cây trơ trụi. |
– Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận
|
– GV mời các nhóm khác bổ sung | – Nhóm khác bổ sung |
b) GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi quan sát tranh ở ý b và xác định
– Hình ảnh nào thể hiện mùa mưa, mùa khô, giải thích lí do. |
– HS thảo luận |
– GV mời HS trả lời
Gợi ý: Hình ảnh 1: mùa mưa, mưa nhiều và to gây ra lũ lụt. Hình ảnh 2: mùa khô: vì mưa ít, nóng nực nên đất bị nứt nẻ. |
– HS trả lời |
– GV hỏi HS: Nơi em đang sống có những mùa nào?
– Đặc điểm của các mùa đó như thế nào? – GV mời HS chia sẻ trước lớp. |
– HS chia sẻ |
– GV chiếu đáp án | |
– GV phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS hoàn thành. | – HS hoàn thành phiếu học tập số số 2.
|
– GV mời HS trình bày phiếu học tập số 2.
Gợi ý: 1. Đặc trưng của các mùa (về thời tiết, cảnh vật) + Mùa xuân: Thời tiết ấm áp, cây cối đam chồi nảy lộc + Mùa hè: Thời tiết nóng nực, cây cối xanh tốt + Mùa thu: Thời tiết mát mẻ, lá chuyển màu vàng hoặc rụng lá. + Mùa đông: Thời tiết rét, lạnh, cây trợ trụi lá hoặc có rất ít lá. + Mùa mưa có thể mưa nhiều, gây ngập lụt. + Mùa mưa: mưa ít nên đất nứt nẻ 2. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu có gió mùa, có ánh nắng chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Khí hậu miền Nam Việt Nam có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, tuy nhiên ở các tỉnh phía bắc có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. |
– HS trình bày phiếu học tập số 2 |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về trang phục theo mùa | |
a) GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Ghép hình ảnh thể hiện các trang phục theo mùa vào 4 nhóm: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông. | – HS thảo luận nhóm |
– GV mời đại diện nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.
Gợi ý: Mùa xuân – tranh 3 Mùa thu tranh 4 Mùa hè – tranh 2 Mùa đông – tranh 1 |
– Đại diện nhóm chia sẻ kết quả thảo luận
|
– GV đặt câu hỏi yêu cầu HS giải thích tại sao em lại sắp xếp như vậy. | – HS giải thích |
– GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung. | – Nhóm khác nhận xét, góp ý bổ sung. |
– GV chốt: Mặc trang phục phù hợp theo mùa sẽ giúp chúng ta giữ gìn sức khỏe và tham gia các hoạt động thoải mái, dễ dàng. | |
– GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi, liên hệ thực tế:
+ Nơi chúng ta sống có các mùa nào? + Với mỗi mùa, em chọn trang phục như thế nào? + Thời tiết hôm nay như thế nào? Với thời tiết hôm nay nên chọn trang phục gì? |
– HS trao đổi nhóm |
– GV mời một vài HS chia sẻ | – HS chia sẻ |
– GV giao phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS hoàn thành. | – HS hoàn thành phiếu học tập số 3. |
– GV mời HS trình bày kết quả phiếu học tập số 3. | – HS trình bày phiếu học tập số 3
|
– GV: tổng kết hoạt động và chuyển sang hoạt động tiếp theo. | – HS theo dõi |
TIẾT 2 | |
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG | |
Hoạt động 4: Đề xuất ý tưởng và cách làm xúc xắc “các mùa trong năm” | |
a) GV yêu cầu HS: Thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm xúc xắc “các mùa trong năm” theo tiêu chí.
– GV mời một số HS chia sẻ về các bộ phận và thông tin trên các mặt của xúc xắc. Gợi ý: Xúc xắc là một khối lập phương, thường được làm bằng nhựa hoặc gỗ, trên các mặt của xúc xắc được đánh dấu chấm tròn hoặc ghi số với số lượng nhất định cho các mặt. |
– HS chia sẻ
|
– GV đưa ra câu hỏi trao đổi: Xúc xắc “các mùa trong năm” có đặc điểm gì? | – HS trả lời
|
– GV nhận xét câu trả lời của HS từ đó đưa ra tiêu chí làm xúc xắc “các mùa trong năm”
ü Mỗi mặt của xúc xắc chỉ thể hiện một mùa. ü Hình ảnh thể hiện rõ đặc điểm của mùa. ü Đảm bảo tính thẩm mĩ, có thể sử dụng lâu dài. |
|
b) Lựa chọn ý tưởng và đề xuất cách làm xúc xắc “các mùa trong năm” | |
– GV yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm để chia sẻ ý tưởng làm xúc xắc các mùa trong năm.
– GV mời đại diện nhóm trình bày ý tưởng và đề xuất cách làm xúc xắc các mùa trong năm. |
– HS thảo luận nhóm
– HS chia sẻ ý tưởng làm xúc xắc các mùa trong năm. |
– GV nhận xét | – HS theo dõi |
– GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn thành. | – HS hoàn thành phiếu học tập số 4. |
– GV mời HS trình bày kết quả phiếu học tập số 4. | – HS trình bày phiếu học tập số 4. |
– GV nhận xét tổng kết hoạt động và chuyển sang hoạt động sau. | |
Hoạt động 5: Làm xúc xắc “các mùa trong năm” | |
a) Lựa chọn dụng cụ và vật liệu | – HS thảo luận nhóm |
– GV giao dụng cụ và vật liệu phù hợp với phương án nhóm đã chọn | – HS lựa chọn dụng cụ và vật liệu phù hợp với phương án của nhóm. |
– GV chiếu gợi ý trong sách mục 5 trang 69, 70 để HS tham khảo. | – HS theo dõi
|
b) Làm xúc xắc “các mùa trong năm” | |
– GV tổ chức cho các nhóm làm xúc xắc “các mùa trong năm”. | – Các nhóm làm xúc xắc “các mùa trong năm”. |
– GV theo dõi việc làm của cả lớp và hỗ trợ khi cần. | – Các nhóm thực hành làm sản phẩm |
– Khi các nhóm hoàn thành sản phẩm GV nhắc các nhóm kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm theo các tiêu chí. | – HS sau khi hoàn thành sản phẩm kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm theo các tiêu chí. |
– GV tổng kết hoạt động và chuyển sang hoạt động tiếp theo. | |
Hoạt động 6: Trưng bày và sử dụng sản phẩm | |
– GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm. | – HS trưng bày sản phẩm |
– GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm. | – Đại diện nhóm giới thiệu sản phẩm |
– GV mời HS chia sẻ cảm nhận sau khi tham quan. | HS chia sẻ suy nghĩ |
b) Cùng chơi với viên xúc xắc | |
– GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm
– GV giới thiệu cách chơi u Quản trò đổ xúc xắc. Trong 30 giây, người chơi nêu tên địa danh có mùa đó trên bảng địa danh và tên các trang phục phù hợp với mùa đó. u Bạn nào viết được nhiều nhất là người chiến thắng. Lưu ý: Có thể chơi nhiều lượt và cộng điểm. |
– HS theo dõi |
– GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1 quản trò điều khiển trò chơi. | – Các nhóm chơi trò chơi |
c) GV phát phiếu đánh giá và yêu cầu HS đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn bằng cách vẽ ngôi sao tương ứng vào việc đã làm được | – HS đánh giá sản phẩm |
– GV tổng kết hoạt động | |
TỔNG KẾT BÀI HỌC | |
– GV nhắc HS chưa hoàn thiện sản phẩm và phiếu học tập hoàn thiện nốt.
– GV đề nghị HS về nhà tiếp tục chơi trò chơi với viên xúc xắc các mùa trong năm. |
|
– GV khen ngợi nhóm HS tốt tham gia hoạt động, động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng. | |
– GV nhận xét và tổng kết buổi học. |
CÁC MÙA TRONG NĂM Ở VIỆT NAM
Nhóm……………………………….. Lớp……………..
1.
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Em hãy kể tên các mùa trong năm ở Việt Nam
……………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………….
- Nơi em ở có các mùa nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Em thích mùa gì nhất? Vì sao?
……………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………….
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- Nêu đặc trưng của các mùa (về thời tiết, cảnh vật)
Mùa xuân …………………………………………………………………………………………………………………
Mùa hè ………………………………………………………………………………………………………………………
Mùa thu …………………………………………………………………………………………………………………….
Mùa đông …………………………………………………………………………………………………………………
Mùa mưa ………………………………………………………………………………………………………………….
Mùa khô ……………………………………………………………………………………………………………………
- Điền vào chỗ chấm
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu có gió mùa, có ánh nắng chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Khí hậu miền Nam Việt Nam có ….. mùa rõ rệt là: ……………………..…………. Tuy nhiên, ở các tỉnh phía Bắc, khí hậu có …… mùa, gồm: …………………….……………………………………………………………
Nê |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
- Em hãy nối trang phục theo mùa
Mùa xuân | Mặc quần áo dài tay để ấm hơn vì thời tiết mát mẻ, hơi se lạnh | |
Mùa hè | Mặc quần áo dày, đội mũ len, quàng khăn và đi tất, găng tay để không bị lạnh | |
Mùa thu | Mặc quần áo mỏng, nhẹ cho thoải mái | |
Mùa đông | Mặc quần áo cộc tay để không bị nóng |
- Em hãy cho biết mặc trang phục theo mùa có lợi ích gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Vẽ ý tưởng của nhóm
|
1. Em sử dụng vật liệu gì làm xúc xắc
…………………………….…………………………………….. 2. Hình dạng và màu sắc của xúc xắc …………………………………………………………………… ………………………..……………….………………………… 3. Nêu thông tin ghi trên mặt xúc xắc …………………………………………………………………… ………………………..……………….………………………… |
- Nêu ngắn gọn cách làm xúc xắc
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
BẢN FILE WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN STEM LỚP 2
Thầy cô download file tại đây.
PASS GIẢI NÉN: Yopo.VN
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE THEO LINKS!
Thư viện tài liệu16 Tháng mười, 2023 @ 11:12 sáng
- Giáo án stem lớp 4 các môn cả năm 2023 – 2024
- Giáo án stem lớp 5 ĐẦY ĐỦ CÁC MÔN
- Bài tập cuối khóa stem MỚI NHẤT
- Sản phẩm stem tiểu học lớp 2 MỚI NHẤT
- Kế hoạch bài dạy stem lớp 2 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 1
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 2
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 3
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 4
- TÀI LIỆU vận dụng stem vào các môn học TUYỂN TẬP
- Giáo án tích hợp stem lớp 1 (giáo án An Ninh quốc phòng, giáo dục địa phương, tích hợp ATGT, kns)
- KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHỐI LỚP 2 NĂM HỌC: 2023 – 2024
- Kế hoạch dạy học stem lớp 3 TÍCH HỢP LIÊN MÔN NĂM 2023 – 2024
- Kế hoạch dạy học stem lớp 4 TÍCH HỢP QPAN, AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CÁC MÔN NĂM 2023 – 2024
- Giáo án stem khoa học lớp 4: BÀI 6 DẪN NHIỆT
- Kế hoạch dạy học tích hợp liên môn lớp 4 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- Kế hoạch dạy học tích hợp liên môn lớp 1 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- TUYỂN TẬP Giáo án stem ở tiểu học lớp 1,2,3,4,5 MỚI NHẤT
- Kế hoạch bài dạy stem lớp 3 năm 2023 – 2024
- Tổng hợp giáo án stem tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ĐẦY ĐỦ NHẤT
- TUYỂN TẬP Giáo án stem tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông TẤT CẢ CÁC MÔN NĂM 2023 – 2024
- TUYỂN TẬP Kế hoạch bài dạy, giáo án stem tiểu học TẤT CẢ CÁC BỘ KẾT NỐI TRI THỨC, CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUYỂN TẬP Giáo án điện tử lớp 1 ĐẾN LỚP 12 TẤT CẢ CÁC MÔN, CÁC KHỐI LINK DRIVE
- TUYỂN TẬP Giáo án dạy học stem TIỂU HỌC, THCS, THPT MỚI NHẤT
- WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN STEM LỚP 2 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM 2023 – 2024
- TUYỂN TẬP 50 Giáo án stem ở tiểu học, Giáo án stem trung học cơ sở THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
- TUYỂN TẬP GIÁO ÁN STEM TIỂU HỌC LỚP 1,2,3,4,5 MỚI NHẤT
- BỘ Giáo an stem lớp 1 sách cánh diều, kết nối, chân trời sáng tạo ĐẦY ĐỦ
- TUYỂN TẬP Giáo án stem lớp 2 (SÁCH HỌC SINH, SÁCH GIÁO VIÊN, KHBD, GIÁO ÁN STEM)
- TUYỂN TẬP Giáo án stem lớp 3 (SÁCH HỌC SINH, SÁCH GIÁO VIÊN, KHBD, GIÁO ÁN STEM)
- Giáo án stem môn toán lớp 5: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG
- Giáo án stem tiểu học FULL KHỐI LỚP 1,2,3,4,5 NĂM 2024
- GIÁO ÁN BÀI HỌC STEM LỚP 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 10: ĐỒNG HỒ SỬ DỤNG SỐ LA MÃ
- TUYỂN TẬP STEAM trong giáo dục tiểu học, Báo cáo chuyên DE dạy học STEM NĂM 2024-2025