Sản phẩm stem tiểu học lớp 2 MỚI NHẤT được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file sản phẩm stem tiểu học lớp 2 tại mục đính kèm cuối bài.
Sản phẩm stem tiểu học lớp 2 MỚI NHẤT
BÀI HỌC STEM:
THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC
Lớp: 2 | Thời lượng: 2 tiết | ||||
Thời điểm tổ chức: Khi dạy nội dung Đo lường ( Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng ; thực hành đo đại lượng; Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng ) | |||||
Mô tả bài học: Nội dung môn Toán lớp 2 có yêu cầu cần đạt như sau: + Nhận biết được các đơn vị đo độ dài dm (đề-xi-mét), m (mét) và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học. + Thực hiện được việc tính toán các số đo độ dài. + Sử dụng được thước thẳng có chia vạch đến xăng-ti-mét,… để thực hành đo. – Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM “Thước gấp”, học sinh sẽ hoàn thành thước gấp để dùng cho việc đo đạc độ dài/độ cao khá lớn và trang trí theo sở thích của nhóm. |
|||||
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: | |||||
Môn học | Yêu cầu cần đạt | ||||
Môn học chủ đạo | Toán | – Nhận biết được các đơn vị đo độ dài dm (đề-xi-mét), m (mét) và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học. – Thực hiện được việc tính toán các số đo độ dài. – Sử dụng được thước thẳng có chia vạch đến xăng-ti mét,… để thực hành đo. |
|||
Môn học
tích hợp |
Mỹ thuật | – Biết xác định nội dung chủ đề và lựa chọn công cụ, vật liệu để thực hành. – Trả lời được các câu hỏi: Sản phẩm dùng để làm gì? Dùng như thế nào? – Biết kết hợp vẽ, cắt, xé dán,… trong thực hành, sáng tạo. – Biết giữ vệ sinh trường, lớp, đồ dùng học tập,… trong thực hành, sáng tạo. |
|||
- Yêu cầu cần đạt (của bài học)
– Nhận biết được các đơn vị đo độ dài dm (đề-xi-mét), m (mét) và quan hệ giữa
đơn vị m và dm.
– Xác định được công dụng và cách sử dụng của thước gấp.
– Lựa chọn được công cụ, vật liệu để thực hành làm thước gấp.
– Sử dụng được thước đo có chia vạch đến xăng-ti-mét để thực hành đo, vẽ đoạn
thẳng có độ dài cho trước trong quá trình làm thước gấp.
– Kết hợp được vẽ, cắt, xé dán,… và giữ vệ sinh lớp, đồ dùng học tập,… trong
quá trình làm thước gấp.
– Thực hành đo độ dài với thước gấp, tính toán với các số đo độ dài để giải quyết
tình huống thực tiễn.
– Tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao, trao đổi, chia sẻ ý kiến để hoàn thiện
sản phẩm của nhóm.
– Có ý thức tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn, đúng yêu cầu và
đúng thời gian quy định.
– Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào quá trình làm sản phẩm.
– Mạnh dạn trao đổi ý kiến của mình, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác.
– Giữ gìn tốt vệ sinh lớp học, có ý thức bảo quản vật liệu và đồ dùng học tập khi
tham gia hoạt động thực hành làm sản phẩm.
- Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị của Giáo viên
– Các phiếu học tập.
– Dụng cụ/vật liệu giáo viên cung cấp cho các nhóm học sinh:
STT | Dụng cụ/vật liệu | Số lượng | Hình ảnh minh hoạ |
Hoạt động nghiên cứu kiến thức nền | |||
1 | Mô hình thước gấp | 1 | |
2 | Bút lông | 1 | |
3 | 5 thanh hình chữ nhật ( 3cm x 12 cm) | 4 nhóm | |
4 | Thanh 3cm x 5cm | 4 nhóm | |
5 | Ghim cánh phượng | 4 nhóm |
- Chuẩn bị của học sinh
– Mỗi nhóm (4-5 học sinh) tự chuẩn bị một số dụng cụ/vật liệu như sau:
STT | Dụng cụ/vật liệu | Số lượng | Hình ảnh minh hoạ |
1 | Giấy màu | 1 bộ | |
2 | Kéo | 1 | |
3 | Bút lông | 1 | |
4 | Màu tô | 1 hộp | |
5 | Hồ dán | 1 | |
6 | Thước, bút chì, tẩy | 1 cây |
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
- Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề)
- Khởi động
– Học sinh xem video “Nhà của tê giác” (Học liệu số 1) và trả lời các câu hỏi của giáo viên. Giáo viên chốt đáp án. https://youtu.be/BQ4JPhFRRkc
- Ngôi nhà để giúp tê giác tránh mưa và tránh nắng cần có chiều cao như
thế nào? (cần cao hơn tê giác)
· Làm thế nào để đo được chiều cao của tê giác? (dùng thước)
· Các em có thể dùng thước của mình để đo chiều cao ngôi nhà tê giác
được không? Tại sao? (không, vì độ dài thước không đủ để đo)
– Giáo viên chốt lại: thước thẳng các em thường dùng không đủ độ dài để thực
hiện nhiệm vụ đo chiều cao của tê giác.
- b) Giao nhiệm vụ
– Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm làm thước có độ dài đáp ứng việc đo
chiều cao của tê giác.
– Học sinh hoàn thành Phiếu học tập 1 (xem phụ lục) để chọn ra loại thước có
thể đo chiều cao của tê giác. Giáo viên chốt đáp án và dẫn dắt việc sử dụng thước
gấp vì nó nhiều ưu điểm: đo được độ dài khá lơn, có thể gấp lại và mở ra dễ dàng,
thuận tiện để mang theo.
Các nhóm học sinh nhận nhiệm vụ tự thiết kế và làm thước gấp để đo chiều cao
tê giác với các yêu cầu sau:
(1) Thước gấp gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn có độ dài đúng 10 cm và có chia
các vạch đều nhau 1 cm và có ghi rõ số đo tại mỗi vạch.
(2) Độ dài của thước gấp khi mở ra là từ 30 cm đến 50 cm
(3) Khi sử dụng, có thể mở ra và gấp thước lại dễ dàng.
(4) Trên thước gấp có ghi tên nhóm và vẽ biểu tượng hoặc ghi tên của nhóm
cùng một số chi tiết trang trí khác theo sở thích của nhóm.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền)
– Học sinh nhận Phiếu học tập 2 và làm việc theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ
1 trong phiếu. Giáo viên mời 1 nhóm báo cáo kết quả của nhóm trước lớp. Các nhóm khác bổ sung nếu cần
– Học sinh ghi nhận lại thông tin chính xác.
*Gợi ý hỗ trợ cho học sinh:
Yêu cầu 1: Thước gấp có cấu tạo và được sử dụng như thế nào?
– Thước gấp có cấu tạo từ các đoạn thước ghép lại với nhau. Mỗi đoạn thước có
thể dài 10 cm (theo quan sát như hình). Trên mỗi đoạn thước có chia vạch cm. Mỗi
đoạn thước được kết nối với nhau bởi các khớp nối có thể xoay được, hoặc mở ra
và xếp lại dễ dàng.
3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng (Tìm giải pháp, chế tạo và chia sẻ)
- a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp
Để có cơ sở đề xuất và lựa chọn giải pháp làm thước gấp, các nhóm hoàn thành
các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Em hãy đo và vẽ một đoạn thước thể hiện 10 cm có chia các vạch
đều nhau 1 cm.
– Giáo viên lưu ý học sinh viết đơn vị đo trên thước.
– Giáo viên giới thiệu đơn vị đề-xi-mét: Đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài. Đề-xi- mét viết tắt là dm. 1 dm = 10 cm hay 10 cm = 1 dm.
Nhiệm vụ 2: Thước gấp sẽ có chiều dài bao nhiêu cm nếu có 10 đoạn mà mỗi
đoạn dài 10 cm? Chiều dài thước gấp tính theo dm? m?
– Chiều dài của thước gấp theo đơn vị cm là: 10 cm10=100 cm=10 dm
– Giáo viên giới thiệu đơn vị mét: Mét là một đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là m.
1 m = 10 dm; 1 m = 100 cm.
Nhiệm vụ 3: Vẽ mô hình thước gấp theo yêu cầu.
– Học sinh xác định số đoạn thước cần có thông qua bài toán: Cần làm một cây
thước gấp có chiều dài 3 đến 5 dm, biết rằng mỗi đoạn thước thể hiện 10 cm, hỏi
cần bao nhiêu đoạn thước?
– Giáo viên chốt đáp án.
– Học sinh vẽ 3 đến 5 đoạn thước có độ dài 10 cm.
Giáo viên lưu ý học sinh cách ghi số đo độ dài theo đơn vị xăng-ti-mét ở những đoạn thước theo thứ tự liên tiếp từ 0 cm đến 50 cm, viết tên nhóm, logo nhóm ở
trên bề mặt của đoạn thước đầu tiên.
* Hình minh họa để gợi ý cho học sinh (nếu cần)
Nhiệm vụ 4: Các nhóm chọn 1 trong 2 cách để nối các đoạn thước lại với nhau để dễ cất thước trong cặp sau khi sử dụng.
– Cách 1: Dùng băng keo để dán các đoạn thước lại với nhau.
– Cách 2: Bấm lỗ ở 1 đầu của 2 đoạn thước và dùng ghim cánh phượng để nối các
đoạn thước lại.
* Giáo viên chốt lại cách thực hiện nối các đoạn thước bằng cách bấm lỗ và dùng
ghim cánh phượng (hoặc ghim có công dụng tương tự).
– Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành các nhiệm vụ còn lại trong Phiếu học
tập 2 để đề xuất phương án làm thước gấp.
– Học sinh lắng nghe giáo viên chốt lại thông tin chính xác. Các nhóm điều chỉnh,
bổ sung câu trả lời nếu nhóm mình trả lời thiếu hoặc chưa chính xác.
b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
* Để hỗ trợ quá trình làm sản phẩm, giáo viên chuẩn bị sẵn cho học sinh mẫu thước
có bấm sẵn lỗ trên đầu thước.
– Mỗi nhóm nhận bộ nguyên vật liệu từ giáo viên cung cấp và các nhóm tiến hành
hoàn thiện sản phẩm theo bản thiết kế của nhóm.
– Trong quá trình làm sản phẩm, học sinh lắng nghe và chú ý một số yêu cầu của
giáo viên như sau:
+ Đối với các khớp nối, kiểm tra các đoạn thước có xoay để mở ra và xếp lại
dễ dàng hay không.
+ Đối với các đoạn thước, vẽ đầy đủ vạch chia trên thước và ghi đơn vị đo
cm, đầy đủ số đo từ 0 cm đến 50 cm.
– Giáo viên có thể hỗ trợ các nhóm nếu cần. Giáo viên nhắc các nhóm ghi tên
nhóm, logo nhóm và trang trí thước.
c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
– Các nhóm học sinh lắng nghe quy trình trình bày và cách đánh giá sản phẩm
thước gấp từ giáo viên như sau:
+ Đại diện nhóm trình bày về sản phẩm theo gợi ý:
· Nêu tên nhóm, logo của nhóm.
· Mở thước gấp để xem các vạch chia và các chi tiết trang trí trên thước.
· Thử nghiệm hoạt động của thước gấp khi đo chiều cao/chiều dài của vật.
+ Mỗi học sinh sử dụng 1 sticker để lựa chọn sản phẩm ấn tượng nhất.
– Giáo viên tiến hành đánh giá sản phẩm các nhóm dựa theo tiêu chí đã nêu. Giáo
viên khen ngợi nhóm được nhiều stickers và động viên, khuyến khích các nhóm khác.
– Học sinh sử dụng thước gấp đã được các nhóm chế tạo để thực hành đo theo
đơn vị dm và cm:
+ Giáo viên chuẩn bị một mô hình tê giác bằng giấy được đính trên bảng lớp
bằng nam châm.
+ Mỗi nhóm học sinh tiến hành đo và ghi nhận kết quả của nhóm.
– Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét chung về các nhóm và các nội dung quan
trọng của chủ đề, bao gồm cấu tạo, cách sử dụng thước gấp và các giá trị đơn vị
đo đã được sử dụng
– GV nhận xét và kết thúc chủ đề
Phiếu học tập số 1
- Yêu cầu : Em hãy cho biết mỗi loại thước phù hợp hay không phug hợp với việc đo chiều cao của Tê giác và giải thích lý do.
Phiếu học tập số 1
THẢO LUẬN VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI THƯỚC.
Theo em, loại thước nào phù hợp với việc đo chiều cao của con tê giác ? Vì sao ?
- Phụ lục
- Phiếu học tập số 2
PHÁC THẢO MÔ HÌNH THƯỚC GẤP
< BẢN VẼ CỦA NHÓM
Em hãy vẽ hình mô tả mô hình “THƯỚC GẤP”
< NGUYÊN VẬT LIỆU
Em hãy liệt kê các nguyên vật liệu cần sử dụng
STT | Nguyên, vật liệu | Số lượng |
< CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Thước gấp có cấu tạo như thế nào ? Cách sử dụng thước gấp ?
…………………………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………………………………………
- Phiếu đánh giá
- Sản phẩm minh hoạ:
Download file sản phẩm stem lớp 2
Thầy cô download file theo links.
Hy vọng với chia sẻ sản phẩm stem lớp 2 trên, thầy cô đã có thêm nhiều tài liệu hữu ích trong giảng dạy hơn. Đừng quên yopovn liên tục cập nhật chia sẻ mới mỗi ngày. Hãy truy cập thường xuyên để theo dõi và tải nhiều tài liệu mới nhé!
Thư viện tài liệu18 Tháng tám, 2023 @ 11:03 chiều
- Giáo án stem lớp 4 các môn cả năm 2023 – 2024
- Giáo án stem lớp 5 ĐẦY ĐỦ CÁC MÔN
- Bài tập cuối khóa stem MỚI NHẤT
- Sản phẩm stem tiểu học lớp 2 MỚI NHẤT
- Kế hoạch bài dạy stem lớp 2 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 1
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 2
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 3
- WORD + POWERPOINT Kế hoạch bài dạy stem lớp 4
- TÀI LIỆU vận dụng stem vào các môn học TUYỂN TẬP
- Giáo án tích hợp stem lớp 1 (giáo án An Ninh quốc phòng, giáo dục địa phương, tích hợp ATGT, kns)
- KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHỐI LỚP 2 NĂM HỌC: 2023 – 2024
- Kế hoạch dạy học stem lớp 3 TÍCH HỢP LIÊN MÔN NĂM 2023 – 2024
- Kế hoạch dạy học stem lớp 4 TÍCH HỢP QPAN, AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CÁC MÔN NĂM 2023 – 2024
- Giáo án stem khoa học lớp 4: BÀI 6 DẪN NHIỆT
- Kế hoạch dạy học tích hợp liên môn lớp 4 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- Kế hoạch dạy học tích hợp liên môn lớp 1 CHƯƠNG TRÌNH MỚI
- TUYỂN TẬP Giáo án stem ở tiểu học lớp 1,2,3,4,5 MỚI NHẤT
- Kế hoạch bài dạy stem lớp 3 năm 2023 – 2024
- Tổng hợp giáo án stem tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ĐẦY ĐỦ NHẤT
- TUYỂN TẬP Giáo án stem tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông TẤT CẢ CÁC MÔN NĂM 2023 – 2024
- TUYỂN TẬP Kế hoạch bài dạy, giáo án stem tiểu học TẤT CẢ CÁC BỘ KẾT NỐI TRI THỨC, CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUYỂN TẬP Giáo án điện tử lớp 1 ĐẾN LỚP 12 TẤT CẢ CÁC MÔN, CÁC KHỐI LINK DRIVE
- TUYỂN TẬP Giáo án dạy học stem TIỂU HỌC, THCS, THPT MỚI NHẤT
- WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN STEM LỚP 2 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM 2023 – 2024
- TUYỂN TẬP 50 Giáo án stem ở tiểu học, Giáo án stem trung học cơ sở THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
- TUYỂN TẬP GIÁO ÁN STEM TIỂU HỌC LỚP 1,2,3,4,5 MỚI NHẤT
- BỘ Giáo an stem lớp 1 sách cánh diều, kết nối, chân trời sáng tạo ĐẦY ĐỦ
- TUYỂN TẬP Giáo án stem lớp 2 (SÁCH HỌC SINH, SÁCH GIÁO VIÊN, KHBD, GIÁO ÁN STEM)
- TUYỂN TẬP Giáo án stem lớp 3 (SÁCH HỌC SINH, SÁCH GIÁO VIÊN, KHBD, GIÁO ÁN STEM)
- Giáo án stem môn toán lớp 5: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG
- Giáo án stem tiểu học FULL KHỐI LỚP 1,2,3,4,5 NĂM 2024
- GIÁO ÁN BÀI HỌC STEM LỚP 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 10: ĐỒNG HỒ SỬ DỤNG SỐ LA MÃ
- TUYỂN TẬP STEAM trong giáo dục tiểu học, Báo cáo chuyên DE dạy học STEM NĂM 2024-2025