Giáo án stem tiểu học FULL KHỐI LỚP 1,2,3,4,5 NĂM 2024

Giáo án stem tiểu học FULL KHỐI LỚP 1,2,3,4,5 NĂM 2024 được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file giáo án stem tiểu học  theo links.

Giáo án stem tiểu học

BÀI HỌC STEM LỚP 1

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 2: DỤNG CỤ SO SÁNH TRONG PHẠM VI 10

(2 tiết)

Gợi ý thời điểm thực hiện:

Khi dạy nội dung Các số từ 0 đến 10 (môn Toán)

Bài 4: So sánh số – sách Toán 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài: Em làm được những gì (sau bài số 10)  – sách Toán 1 – Chân trời sáng tạo

Bài 11: Luyện tập – sách Toán 1 – Cánh diều

Mô tả bài học: 

Thực hiện được so sánh hai số trong phạm vi 10, phối hợp một số kĩ năng xé, cắt, dán,… để tạo dụng cụ so sánh số.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: 
Môn học Yêu cầu cần đạt
Môn học chủ đạo Toán

 

– Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.

– So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua dụng cụ so sánh, sử dụng được các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.

Môn học tích hợp Mĩ thuật – Thực hành sáng tạo sản phẩm đồ dùng học tập.

– Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.

– Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản đồ dùng học tập.

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 

– Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.

– So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua dụng cụ so sánh, sử dụng được các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.

– Thực hành sáng tạo sản phẩm đồ dùng học tập.

– Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.

– Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản đồ dùng học tập.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Chuẩn bị của giáo viên

– Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 nhóm 4 học sinh)

STT Thiết bị/ Học liệu Số lượng Hình ảnh minh hoạ
1 Giấy trắng hoặc bìa màu hoặc bìa các-tông cỡ A5 4 tờ
2 Băng dính xốp 20 cm
3 Dây chun 10 cái
4 Ống hút/ que tính 8 cái

 

  1. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm)
STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng Hình ảnh minh hoạ
1 Bút màu 1 hộp
2 Giấy màu 4 tờ
3 Kéo 4 cái

 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Khởi động tiết học, ổn định tổ chức
– GV mời HS tham gia trò chơi “Tôi tài giỏi”. – HS tham gia.
– GV chia lớp thành các nhóm 3 – 6 HS. – HS theo dõi.
– GV nêu quy ước: sử dụng cơ thể để làm dấu lớn hơn, nhỏ hơn và bằng nhau. – HS quan sát.
– GV chiếu hình ảnh.
– GV nêu cách chơi:

∙ Mỗi nhóm cử 3 bạn lên chơi, trong đó có 2 bạn giơ số, 1 bạn đứng giữa làm dấu.

∙ Các bạn bên dưới đếm từ 1 đến 6. Khi các bạn đếm đến 3, hai bạn giơ số nhanh chóng giơ lên một con số.

∙ Bạn đứng giữa quan sát số và làm dấu xong khi các bạn đếm đến 6.

∙ Sau mỗi lượt chơi thì đổi vai, đổi vị trí người chơi và đổi dấu.

– HS theo dõi.
– GV mời HS chơi trò chơi. – HS chơi trò chơi.
– GV nhận xét phần chơi của các nhóm, chúc mừng nhóm làm đúng. – HS theo dõi.
KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề)
Hoạt động 1. Quan sát tranh và cho biết
– GV dẫn dắt: Trong trò chơi vừa rồi các em đã dùng ngôn ngữ cơ thể để đưa ra lựa chọn của mình khi so sánh 2 số. Các bạn trong tranh ở trang 10 sách STEM lớp 1 cũng đang chơi trò chơi so sánh 2 số. – HS quan sát tranh.
– GV hỏi HS:

– Các bạn sử dụng gì để chơi? (Gợi ý: Bảng so sánh)

– Dụng cụ đó gồm những gì? (Gợi ý: Bảng, thanh dấu, hình biểu diễn.)

– HS trả lời.
– GV giới thiệu: Các bạn trong tranh đang dùng “dụng cụ so sánh số” để so sánh các số, chúng mình cùng làm dụng cụ so sánh số trong phạm vi 10 giống các bạn nhé.

Dụng cụ cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Có 2 thanh cố định có thể xoay được khi so sánh.

+ Chắc chắn, cân đối, sử dụng được nhiều lần.

– HS theo dõi.
– GV chuyển sang hoạt động 2.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: So sánh 2 số trong phạm vi 10
a) >, <, = ?
– GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2, mục a vào phiếu học tập số 1. – HS làm bài.
– GV mời HS lên trước lớp chữa bài. – HS chữa bài.
– Em đếm xem có bao nhiêu cây rau? (Gợi ý: Hàng trên có 4 câu rau, hàng dưới có 5 cây rau.) – HS trả lời.
– Với nhóm hình cây rau em đã so sánh như thế nào?

(Gợi ý: Sau khi nối mỗi cây rau ở hàng trên với một cây rau ở hàng dưới, thấy thừa 1 cây rau của hàng dưới.

4 cây rau ít hơn 5 cây rau

nên 4 < 5 và 5 > 4

– Tương tự như vậy với nhóm hình cây hoa để có 7 > 6, 6 < 7)

– HS trả lời.
b) Tìm cặp thẻ thích hợp (theo mẫu).
– GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2, mục b vào phiếu học tập số 2. – HS làm bài.
– GV mời HS lên trước lớp chữa bài. – HS chữa bài.
– GV hỏi HS: Vì sao lại nối nhóm hình này (chỉ vào nhóm hình thứ 3) với 4 = 4 ?

(Gợi ý: Vì cột bên trái có 4 ô vuông, cột bên phải cũng có 4 ô vuông nên 4 = 4.)

– HS trả lời.
– GV mời HS lên bảng chữa bài tập phần b trang 11 sách Bài học STEM lớp 1. – HS chữa bài tập.
– GV hỏi HS: Vì sao em nối nhóm hình thứ nhất với 4 > 2?

(Gợi ý: vì cột bên trái có 4 ô vuông, cột bên phải có 2 ô vuông, 4 nhiều hơn 2 nên 4 > 2, ta nối 4 > 2 với nhóm hình thứ nhất.)

– HS trả lời.
– GV chiếu đáp án các nhóm số 2 và số 4. – HS theo dõi.
– GV nhận xét và tổng kết: Để giúp các em so sánh số dễ dàng hơn và không bị nhầm lẫn, chúng ta cùng làm dụng cụ so sánh số trong phạm vi 10 nhé! – HS theo dõi.
NGHỈ GIỮA TIẾT 1 VÀ TIẾT 2
Khởi động tiết học, ổn định tổ chức
GV mời HS cùng hát và vận động theo bài hát “Cùng đếm nào”. – HS hát và vận động theo bài hát.
THỰC HÀNH – VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Đề xuất ý tưởng và cách làm dụng cụ so sánh số
a) Thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm dụng cụ so sánh số
– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS. GV yêu cầu các nhóm thảo luận các tiêu chí và đề xuất các ý tưởng làm “dụng cụ so sánh số” theo các tiêu chí:

+ Có 2 thanh cố định có thể xoay được khi so sánh.

+ Chắc chắn, cân đối, sử dụng được nhiều lần.

– HS thảo luận nhóm theo các tiêu chí.
– GV chiếu cho HS xem một vài ý tưởng (trang 11 sách Bài học STEM lớp 1) – HS theo dõi.
– GV mời đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng. GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý:

+ Sử dụng vật liệu gì để làm dụng cụ?

+ Dụng cụ gồm những gì?

+ Sử dụng hình gì để làm hình biểu diễn?

– Đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng.
– Các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét, góp ý cho nhóm bạn.
b) Lựa chọn ý tưởng và đề xuất giải pháp làm dụng cụ so sánh số
– GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận lựa chọn ý tưởng làm sản phẩm cho nhóm mình.

(Thảo luận đề xuất các giải pháp, các bước làm, làm thế nào 2 thanh có thể xoay được, làm thế nào để có sản phẩm cân đối)

– HS thảo luận nhóm.
– GV nhận xét, tổng kết chuyển sang hoạt động sau.
Hoạt động 4. Làm dụng cụ so sánh số
– GV yêu cầu các nhóm thảo luận để lựa chọn dụng cụ và vật liệu phù hợp với phương án lựa chọn. – Thảo luận nhóm.
– Các nhóm thực hành làm “dụng cụ so sánh số” theo giải pháp của nhóm. – Các nhóm thực hành làm “dụng cụ so sánh số”.
– GV chiếu gợi ý các bước làm dụng cụ trang 12 sách Bài học STEM lớp 1. – HS theo dõi.
– GV quan sát hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.

Ví dụ:

Cách quấn chun

Cách bóc băng dính xốp

Cách dính que sao cho cân đối.

– HS thực hành làm sản phẩm.
– GV yêu cầu các nhóm kiểm tra, chỉnh sửa sản phẩm. Ví dụ: quấn chun không nên chặt quá để khi dính que có thể dễ xoay được. – Các nhóm kiểm tra, chỉnh sửa sản phẩm.
– GV nhận xét và chuyển sang hoạt động mới. – HS theo dõi.
Hoạt động 5: Chơi với dụng cụ so sánh số 
a) Trưng bày sản phẩm
– GV tổ chức cho các nhóm trưng bày, giới thiệu sản phẩm “dụng cụ so sánh số” của nhóm mình.

(ví dụ: giới thiệu sản phẩm gồm những bộ phận nào? Cách làm, lưu ý khi thực hiện, những khó khăn khi làm sản phẩm và cách khắc phục của nhóm. Như khi chọn vật liệu: chọn bìa cứng hoặc làm trên giấy bìa các-tông để sản phầm bền, dùng được nhiều lần. Quấn chun không chặt quá, có độ mở để có thể xoay được que, cách dán que sao cho cân đối,…)

– Đại diện nhóm trình bày, giới thiệu “dụng cụ so sánh số”.
– GV mời các nhóm nhận xét, góp ý giúp nhóm bạn để sản phẩm có thể hoàn thiện hơn. –  Các nhóm nhận xét góp ý.

– Các nhóm tự điều chỉnh sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình.

– GV khen ngợi HS, sau đó yêu cầu HS lấy sản phẩm về và tổ chức cho HS sử dụng sản phẩm.
b) Chơi trò chơi “Đố bạn”
– GV mời HS tham gia trò chơi:

– GV giới thiệu cách chơi:

∙ Số lượng người chơi: 2 học sinh.

∙ HS 1: xếp số lượng hình vào 2 bên.

∙ HS 2: xoay ống hút que tính để tạo thành dấu >, <, =,  thích hợp.

∙ Đổi vai.

– HS theo dõi
– GV mời HS chơi trò chơi. – HS sử dụng dụng cụ vừa làm để chơi.
– GV mời một vài cặp lên chơi. – Các cặp HS tham gia chơi (HS tuỳ chọn cách chơi).

– HS nhận xét lẫn nhau trong quá trình chơi.

c) Sử dụng “dụng cụ so sánh số” em vừa làm, em cùng bạn Thỏ tìm đường về nhà bằng cách đi theo con đường có các số lớn hơn 5.

Lưu ý: Bạn Thỏ có thể đi theo đường chéo.

– HS nối đường đi của Thỏ là những số lớn hơn 5.
– GV nhận xét, khen thưởng HS tham gia 2 trò chơi đạt kết quả cao, động viên những HS chưa đạt kết quả tốt. – HS theo dõi.
– GV mời cả lớp hoàn thành phiếu đánh giá ở trang 13 sách Bài học STEM lớp  1. – HS làm phiếu đánh giá.
TỔNG KẾT BÀI HỌC
– GV nhắc HS chưa hoàn thành các phiếu bài tập, sản phẩm hoàn thiện nốt.
– GV đề nghị HS sử dụng sản phẩm về nhà tổ chức trò chơi với người thân trong gia đình.
– GV khen ngợi HS thực hiện bài tốt, động viên các em luôn cố gắng học tập.

 

DỤNG CỤ SO SÁNH SỐ TRONG PHẠM VI 10

Nhóm………………………………..                                                           Lớp……………..

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Viết số thích hợp vào chỗ chấm, sau đó điền dấu >; <; = vào ô trống:

Hàng trên có………cây rau.

Hàng dưới có………cây rau.

Hàng trên có………bông hoa.

Hàng dưới có………bông hoa.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

 

Nối cặp thẻ thích hợp (theo mẫu)

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

 

Cùng vẽ ý tưởng của nhóm

 

Viết các vật liệu dùng để làm 

dụng cụ so sánh số

…………………………………………….……………………………

………………………………………………….………………………

…………………………………………….……………………………

Nhóm sử dụng hình gì, mấy hình để làm hình biểu diễn?

………………………………………………….………………………

…………………………………………….……………………………

………………………………………………….………………………

Gợi ý: hình tròn, tam giác, bông hoa

Phân công nhiệm vụ trong nhóm

Bạn….……………………………Vẽ hình

Bạn….……………………..Làm thanh dấu

Bạn….……………………………Tô màu

Bạn….…………………Cắt hình biểu diễn

https://yopo.vn/attachments/1709608646491-png.285007/

Download file giáo án stem tiểu học

download.png

THẦY CÔ TẢI NHÉ!

4.5/5 - (2 bình chọn)

BÀI TRONG SERIES: Giáo án stem tiểu học

<< Giáo án stem môn toán lớp 5: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNGGIÁO ÁN BÀI HỌC STEM LỚP 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 10: ĐỒNG HỒ SỬ DỤNG SỐ LA MÃ >>
How to whitelist website on AdBlocker?

How to whitelist website on AdBlocker?

  1. 1 Click on the AdBlock Plus icon on the top right corner of your browser
  2. 2 Click on "Enabled on this site" from the AdBlock Plus option
  3. 3 Refresh the page and start browsing the site