TUYỂN TẬP Giáo án dạy học stem TIỂU HỌC, THCS, THPT MỚI NHẤT

TUYỂN TẬP Giáo án dạy học stem TIỂU HỌC, THCS, THPT MỚI NHẤT được yopovn gom, sưu tầm tuyển tập. Thầy cô download file giáo án dạy học stem theo links.

TUYỂN TẬP Giáo án dạy học stem TIỂU HỌC, THCS, THPT MỚI NHẤT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN PHÚ

 

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT

      DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2020 – 2021

DỰ ÁN KỸ THUẬT

     KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TRONG CHẬU THỦY TINH

      Lĩnh vực: Khoa học thực vật

 

 

NĂM HỌC: 2020 – 2021

 

LỜI CẢM ƠN

          Để thực hiện dự án, đầu tiên em xin chân thành cảm ơn trường THCS TT An Phú, phòng Giáo dục và Đào tạo An Phú, sở Giáo dục và Đào tạo An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tham gia dự thi.

          Để hoàn thành dự án trên, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường THCS TT An Phú đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ em trong việc thực hiện dự án. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Rẽ đã giúp đỡ em trong quá trình em xây dựng cũng như thực hiện dự án của mình.

          Cuối cùng em xin chúc Ban Giám khảo; Ban Tổ chức; quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe. Chúc hội thi thành công tốt đẹp.

Tác giả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

NỘI DUNG

  1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU———————————————- 3

1.1. Mô tả sự đòi hỏi thực tế——————————————— 3

1.2. Các tiêu chí cho giải pháp đề xuất——————————— 3

1.2.1. Vấn đề nghiên cứu————————————————– 3

1.2.2. Nội dung nghiên cứu———————————————– 3

1.2.3. Phạm vi nghiên cứu———————————————— 3

1.3. Lí giải về sự cần thiết———————————————— 4

  1. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP———————————— 4

2.1. Sự tìm tòi các phương pháp khác nhau để thực hiện dự án—- 4

2.1.1. Nghiên cứu tổng quan——————————————— 4

2.1.2. nghiên cứu khái quát cơ sở lý thuyết ————————— 4

2.1.2.1. Nghiên cứu nhu cầu về dinh dưỡng, nước, ánh sáng, nhiệt độ của những cây trồng trong chậu thủy tinh ————————- 5

2.1.2.2. Nghiên cứu quy trình về cách bố trí, sắp xếp vị trí và bố cục của các cây trong chậu thủy tinh ———————————– 5

2.1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loại cây được trồng trong chậu thủy tinh———————————————— 5

2.1.2.4. Nghiên cứu về cấu tạo của chậu thủy tinh——————- 6

2.1.2.5 Nghiên cứu nhiệt độ, ánh sáng, trong nhà hoặc phòng làm việc ————————————————————————— 6

2.1.3. Xác định giải pháp ————————————————- 7

2.1.3.1. Dự kiến thiết kế ————————————————– 7

2.1.3.2. Phát triể nguyên mẫu ——————————————- 8

  1. XÂY DỰNG VÀ KIỂM TRA—————————————- 8

3.1. Phát triển nguyên mẫu ———————————————– 8

3.1.1. Mẫu lần thứ nhất ————————————————— 8

3.1.1.2. Mẫu lần thứ hai ————————————————– 9

3.2. Nguyên mẫu được kiểm tra trong nhiều điều kiện ————– 9

  1. TÍNH SÁNG TẠO —————————————————– 9
  2. KẾT LUẬN ————————————————————- 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO ———————————————- 10

 

BÁO CÁO DỰ ÁN KĨ THUẬT

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TRONG CHẬU THỦY TINH

  1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

          1.1. Mô tả sự đòi hỏi thực tế

          Từ thời xưa, cuộc sống của loài người vốn đã luôn gắn bó, không thể tách rời khỏi thiên nhiên. Thế nên, bất kể ai khi đứng trước các yếu tố tạo nên thiên nhiên (nước, cỏ cây hoa lá, núi non…) đều cảm thấy một cảm giác rất nhẹ nhàng khoan khoái, giống như vừa tìm được chốn yên bình sau khoảng thời gian ồn ào vội vã của cuộc sống.

Kỹ thuật trồng cây trong chậu thủy tinh là sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn có thể thay thế cho một phong cảnh ngoài thiên nhiên có diện lớn, nhằm tạo một tiểu cảnh hoặc hệ sinh thái thu nhỏ với các loài thực vật có khả năng sống khỏe trong môi trường bị hạn chế về dinh dưỡng, đất, nước, nhiệt độ…

Ngày nay do không gian sống của con người dần bị thu hẹp, diện tích đất dùng để trồng cây xanh từ đó cũng bị ít đi. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại trình độ khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng cao, con người không chỉ biết trồng cây, mà còn phải biết kỹ trồng và chăm sóc các loại cây trong các điều kiện khác nhau, vì vậy với một diện tích đất trồng nhỏ như trong chậu thủy tinh bằng kiến thức và kỹ thuật của mình có thể tạo ra được những chậu cây mini giống như tiểu cảnh, hệ sinh thái thu nhỏ giống như cảnh thật ngoài thiên nhiên. Mặt khác việc trồng cây trong chậu thủy tinh còn là một tác phẩm nghệ thuật được trang trí đem lại vẻ đẹp cho con người thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, giúp con người yêu thích thiên nhiên và có trách nhiệm góp phần bảo vệ thiên nhiên ngày nhiều hơn.

          1.2. Các tiêu chí cho giải pháp đề xuất

          1.2.1 Vấn đề nghiên cứu

          Kỹ thuật trồng cây trong chậu thủy tinh vừa nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, nước trong điều kiện bị hạn chế đối với một số loại cây trồng, vừa nghiên cứu tạo ra tiểu cảnh về thiên nhiên hoặc hệ sinh thái thu nhỏ trong chậu thủy tinh.

          1.2.2. Nội dung nghiên cứu

          Để hoàn thành mục tiêu trên, dự án thực hiện nội dung nghiên cứu như sau: Thực hiện việc tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu tổng quan; Chuẩn bị thiết  kế sơ bộ; Làm mẫu; Kiểm tra mẫu; Chỉnh sửa và hoàn chỉnh; Viết báo cáo nghiên cứu.

          1.2.3. Phạm vi nghiên cứu

          Nghiên cứu kỹ thuật trồng một số loại cây, cây được trồng trong chậu thủy tinh để tạo ra tiểu cảnh hoặc hệ sinh thái giống với cảnh thật ngoài thiên nhiên.

          1.3. Lí giải về sự cần thiết

          Kỹ thuật trồng cây trong chậu ngày càng được nhiều người quan tâm, nhưng kỹ thuật trồng cây trong chậu thủy tinh chưa được áp dụng nhiều. Vì vậy cần quan tâm nghiên cứu và khai thác có hiệu quả.

          Ngày nay do không gian sống của con người dần bị thu hẹp, diện tích đất dùng để trồng cây xanh từ đó cũng bị ít đi. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại trình độ khoa học phát triển ngày càng cao, con người không chỉ biết trồng cây, mà còn phải biết kỹ trồng và chăm sóc cây, vì vậy với một diện tích nhỏ như chậu thủy tinh bằng kiến thức và kỹ thuật của mình có thể tạo ra được những chậu cây mini giống như tiểu cảnh, hệ sinh thái thu nhỏ giống như cảnh thật ngoài thiên nhiên là đều mà những người đam mê nghệ thuật đang cần có.

  1. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP

          2.1. Sự tìm tòi các phương pháp khác nhau để thực hiện dự án

2.1.1. Nghiên cứu tổng quan

          – Philipinnes là một trong những quốc gia có nạn phá rừng nghiêm trọng, cũng là quốc gia chịu bão nhiều nhất Đông Nam Á. Nhưng nay họ đang sửa chữa lại thái độ với thiên nhiên. Một đạo luật vừa được thông qua đã yêu cầu mỗi học sinh phải trồng ít nhất 10 cây xanh trước khi tốt nghiệp trung học.    

          – Nghiên cứu cách trồng cây trong một số chai nhựa tái sử dụng của học sinh trường FPT SCHOOLS ở Quan Hoa, cầu Giấy, hà Nội.

– Nghiên cứu cách trồng cây trong chậu nhựa của một số hộ người dân ở xã Phú Hội, huyện An Phú: Cây trồng bố trí không theo mong muốn, độ cứng của chậu nhựa không cố định.

          – Nghiên cứu cách trồng cây để chậu hoặc chai nhựa tái sử dụng treo trên tường ở một số trường học ở trong huyện An Phú: cây trồng treo trên cao khó chăm sóc, cách bố trí không được như mong muốn.

          Như vậy, đã có nhiều cách trồng cây khác, mỗi cách trồng đều có những yêu khuyết điểm riêng. Tuy nhiên, chưa có dự án nào đề cập đến kỹ thuật trồng cây trong chậu thủy tinh để tạo tiểu cảnh thiên nhiên hoặc hệ sinh thái thu nhỏ. Từ đó, khơi dậy tình yêu thiên nhiên và khuyến khích học sinh thực hiện bảo vệ môi trường sống bằng những hành động nhỏ.

2.1.2. Nghiên cứu khái quát cơ sở lý thuyết

          2.1.2.1. Nghiên cứu nhu cầu về dinh dưỡng, nước, ánh sáng, nhiệt độ của những cây trồng trong chậu thủy tinh.

          Đa số những cây được dùng để trồng trong chậu thủy có nhu cầu về dinh dưỡng, nước, ánh sáng, nhiệt độ rất ít. Do đó không nhất thiết phải bổ sung hằng ngày, mà cần phải bổ sung theo thời gian định kỳ nhất định.

          2.1.2.2. Nghiên cứu quy trình về cách bố trí, sắp xếp vị trí và bố cục của các cây trong chậu thủy tinh để tạo tiểu cảnh thiên nhiên hoặc hệ sinh thái thu nhỏ.

          Bố trí, sắp xếp cây trồng sao cho hợp lý như cây lớn thì trồng ở phía sau, cây nhỏ trồng ở phía trước, khoảng cách giữa các cây trồng phải hợp lý sao cho không gian của các cây không chồng lấn lên nhau.

          Cây rêu thì được trồng sát mặt chất trồng dùng để che lấp bề mặt chất trồng để làm tăng thêm độ thẩm mỹ của chậu cây.

          Một vài phụ kiện dùng để trang trí nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp của chậu cây.

          2.1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loại cây được trồng trong chậu thủy tinh.

          – Cây xương rồng: Cây xương rồng có tên khoa học là Cactaceae. Xương rồng thuộc loại thực vật mọng nước, phát triển đa dạng như phủ sát mặt đất, mọc thành bụi hay cây lớn. Phần lớn cây sinh trưởng trên đất nhưng cũng có một số loại ký sinh trên cây khác. Thân cây màu xanh lục, phần lớn lá cây tiêu giảm thành các gai nhọn. Những gai nhọn này có tác dụng giảm sự mất nước ở cây. Hoa xương rồng mọc và nở rất chậm, từ nửa năm đến một năm mới nở một lần. Hoa của loài cây này nhìn rất đẹp mắt với đủ các màu.

          – Cây sen đá: Cây đá thuộc họ thuốc bỏng ( Crassualaceae ), là cây lâu năm, mọng nước, có hoa lưỡng tính. Sen đá rất đa dạng phong phú về kiểu dáng, màu sắc.

– Cây cảnh Sen đá rất dễ trồng và chăm sóc. Lá căng mọng nước (chiếm đại đa số), tuy nhiên có một số loại sen đá có lá mỏng và cứng. Đối với các loại sen xòe tròn, có thân ngắn dạng trục, lá mọc đều xung quanh thân theo thứ tự nhất định. Trừ một số ít như sen cá sấu, cỏ ngọc là không có hình thù nhất định hoặc không có trục thân.

+ Rễ của sen đá có 2 dạng là rễ cọc và rễ chùm.
+ Rễ cọc cứng cáp, xung quanh có các sợi rễ nhỏ.
+ Rễ chùm, là các sợi rễ nhỏ mọc trực tiếp từ phần tiếp giáp với thân, sợi rễ mọng nước.

          – Cây rêu: Có tên khoa học là Bryophyte

Rêu là những thực vật đã có thân, lá, nhưng cấu tạo vẫn đơn giản: thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức, chưa có hoa. Rêu sinh sản bằng bào tử. Đỏ là những thực vật sống ở cạn đầu tiên. Rêu cùng với nhũng thực vật khác có thân, rễ, lá phát triển hợp thành nhóm Thực vật bậc cao.

          – Cây cẩm nhung (lá may mắn): Cẩm Nhung (tên khoa học: Fittonia)

          Cây có hình thái nhỏ nhắn, thân mềm, có nhiều đốt do lá để lại, thân phát triển thành nhiều nhánh, chủ yếu là thân bò.

Lá của cây cẩm nhung thuộc loại lá kép, trên mặt lá có phấn trắng, lá mọc đối diện nhau nhỏ nhưng khá dày dặn, phiến lá nhẵn, mép nguyên. Trên mặt lá có những đốm xanh trắng hay đỏ trắng đan xen với nhau, nên được chia ra làm 2 loại riêng biệt đó là cây cẩm nhung xanh và cây cẩm nhung đỏ.

Hoa cẩm nhung có nhiều màu sắc khác nhau, mọc ra ở nách lá. Hoa có dạng hoa đơn có khi mọc thành từng chùm với nhiều bông khác nhau.

Phiến lá thuôn tròn, bên mép có màu đen hoặc xanh thẫm, đường gân lá có màu sắc rất nổi bật với màu tím hoặc xanh phản quang.

Bộ rễ chùm sinh trưởng mạnh, rễ phát triển mạnh mẽ ăn sâu vào lòng đất để hấp thụ nước và muối khoáng.

 2.1.2.4. Nghiên cứu về cấu tạo của chậu thủy tinh.

Nguyên liệu chính được sử dụng để sản xuất thủy tinh đó chính là cát silica hay còn gọi là cát thạch anh. Chậu thủy tinh  được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, một trong số đó chính là sản xuất chai lọ, các đồ dùng, vật dụng chứa thực phẩm, chai lọ trang trí, nó được đánh giá là an toàn cho sức khỏe của con người.

Chậu thủy thủy tinh có thể sử dụng nhiều lần, có thể là mãi mãi nếu nó được bảo quản nguyên vẹn, không bị bể nứt. Chậu thủy tinh lại thân thiên với môi trường, có thể tái sản xuất nhiều lần mà không gây ô nhiễm môi trường cũng như biến đổi chất lượng sản phẩm.

2.1.2.5. Nghiên cứu nhiệt độ, ánh sáng trong nhà hoặc trong phòng làm việc.

– Ánh sáng trong nhà được phát ra từ các thiết chiếu sáng, cường độ ánh sáng yếu, cây trồng trong nhà có thể sử dụng để quang hợp tạo chất hữu cơ và  nhả ra ôxi rất cần cho sự sống của con người và các loài vật khác. Vì vậy rất thích hợp cho những loại cây ưa bóng, những loại cây trồng trong chậu để trên bàn học hoặc để trên bàn làm việc.

– Nhiệt độ trong nhà hoặc trong văn phòng khoảng từ 16oC – 32oC, rất thuận lợi cho việc hút nước, muối khoáng và vận chuyển các chất trong thân nên cây phát triển được tốt.

          2.1.3. Xác định giải pháp

          2.1.3.1. Dự kiến thiết kế

          – Bước 1: Cho một lớp sỏi vào dưới đáy chậu thủy tinh, với lớp sỏi này có tác dụng chống úng chống ngập cho cây, vì chậu thủy tinh không có lỗ thoát nước như một số các chậu trồng cây khác, tùy theo đường kính của bình mà ta cho lớp sỏi dầy hay mỏng.

   à

– Bước 2: Đặt lên trên lớp sỏi một lớp chất trồng tơi xốp giúp cho cây đứng vững, giữ ẩm để cho rễ hút nước và muối khoáng và cũng là nơi để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trồng.

– Bước 3: Đặt cây lên trên lớp chất trồng, lựa chọn các loại cây có cùng điều kiện chăm sóc, nhu cầu về nước, ánh sáng, độ ẩm giống nhau như sen đá có thể kết hợp với xương rồng và đá sỏi, cẩm nhung, và rêu.

– Bước 4: Trang trí và sắp xếp một số phụ kiện nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp cho chậu cây.

2.1.3.2. Phát triển nguyên mẫu

          Sau một số lần trồng và điều chỉnh, chậu cây đã được hoàn chỉnh.

  1. XÂY DỰNG VÀ KIỂM TRA

          3.1. Phát triển nguyên mẫu

          3.1.1. Mẫu lần thứ nhất

         

Dùng bình thủy tinh nhỏ để trồng cây, nhưng do diện tích nhỏ chỉ trồng được một cây, nên cây trồng trong bình không đa dạng nên không tạo được tiểu cảnh hoặc hệ sinh thái.

          3.1.2. Mẫu lần thứ hai

          Mẫu lần này dùng bình thủy có đường kính từ 12cm – 30cm, nên trồng được nhiều loại cây, bố trí cây trồng hợp lí tạo được tiểu cảnh hoặc hệ sinh thái.

          3.2. Nguyên mẫu được kiểm tra trong nhiều điều kiện

          – Nhiệt độ 16oC – 32oC, ánh sáng yếu như trong nhà hoặc nhà lưới thì cây trồng trong chậu quang hợp, sinh trưởng và phát triển tốt.

          – Nhiệt độ từ 33oC trở lên, ánh sáng mạnh trực tiếp như ngoài môi trường thì một số cây trong chậu bị sốc, sinh trưởng và phát triển chậm có thể bị chết.

  1. TÍNH SÁNG TẠO

– Chỉ với một đơn vị diện tích đất trồng nhỏ trong chậu thủy tinh có thể trồng được một số loại cây nhỏ nhằm thỏa mãn sự đam mê, yêu thích của những người yêu thiên nhiên.

– Sản phẩm hoàn chỉnh có thể để trên bàn làm việc hoặc trang trí trong văn phòng.

– Chi phí thấp phù hợp với những yêu thích cây cảnh.

  1. KẾT LUẬN

          Dự án đã thực hiện đầy đủ các bước trong nghiên cứu để giải quyết tốt vấn đề nghiên cứu. Dự án đã dựa trên nhu cầu của các bạn học sinh học cùng lớp hoặc các bạn khác lớp. Dự án đã tiến hành nghiên cứu tổng quan các vấn đề có liên quan. Sau đó, đề ra phương pháp nghiên cứu hợp lý cho dự án của mình. Chậu cây hoàn thành được để trong một số nơi khác nhau để đáp ứng những tiêu chí đã dự kiến.

           Kỹ thuật trồng cây trong chậu kỹ thủy tinh là sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn có thể thay thế cho cảnh của một sân vườn ngoài thiên nhiên có diện lớn, nhằm tạo một hệ sinh thái thu nhỏ với các loài thực vật có khả năng sống khỏe trong môi trường hạn chế về dinh dưỡng , nước… Mặt khác còn tiết kiệm được diện tích đất và cây trồng những vẫn tạo ra được một thiên thiên thu nhỏ, con người có thể hòa mình vào trong đó, chiêm ngưỡng thích thú thiên nhiên hơn sau những thời gian lao mệt mỏi, căng thẳng.

Dự án còn tồn tại một số khuyết điểm như: Cây trồng trong chậu thủy tinh lâu ngày bị thiếu dinh dưỡng, ánh sáng, nước, do đó cần phải bổ sung định kỳ; Cây trồng có thể chậm phát triển hoặc chết do bị ngập úng do tưới nhiều nước.

          Một số định hướng phát triển của dự án: Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây trong chậu thủy tinh nắp kín.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Nguyễn Quang Vinh (Tổng Chủ biên). Sách Giáo khoa sinh học 6. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tái bản lần thứ 18, sản xuất năm 2020.

          – Nguyễn Quang Vinh (Tổng Chủ biên). Sách Giáo khoa sinh học 9. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tái bản lần thứ 15, sản xuất năm 2020.

          – Hoàng Thị sản ( chủ biên). Phân loại học thực vật. Nhà xuất bản giáo dục

Download file giáo án dạy học stem

Thầy cô download file links dưới đây.

PASS GIẢI NÉN: Yopovn.Com
4.8/5 - (11 bình chọn)

Thư viện tài liệu30 Tháng chín, 2023 @ 8:03 chiều

BÀI TRONG SERIES: Giáo án stem tiểu học

<< TUYỂN TẬP Giáo án điện tử lớp 1 ĐẾN LỚP 12 TẤT CẢ CÁC MÔN, CÁC KHỐI LINK DRIVEWORD + POWERPOINT GIÁO ÁN STEM LỚP 2 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM 2023 – 2024 >>